09/04/2020 17:00 GMT+7

Việt Nam lên tiếng về công hàm phản đối Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 9-4 khẳng định công hàm phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã thể hiện đầy đủ lập trường nhất quán của Việt Nam đối với lợi ích hợp pháp và chính đáng của Việt Nam tại Biển Đông.

Việt Nam lên tiếng về công hàm phản đối Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc - Ảnh 1.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép - Ảnh: SCMP

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 9-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định lại lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

"Việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là bình thường, thể hiện lại lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này", bà Hằng nói.

Trong công hàm trình Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres ngày 30-3, phái đoàn thường trực của Việt Nam bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam tái khẳng định lập trường rằng cơ sở pháp lý duy nhất cho việc xác định các vùng biển pháp lý trên biển là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, chứ không phải cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc.

Như vậy, sau khi Trung Quốc phản đối Philippines bằng việc bác bỏ phán quyết này, Việt Nam đã lập tức dùng các lập luận trong phán quyết để phản đối Trung Quốc.

Trước đó vào tháng 12-2019, Malaysia đã gửi đơn yêu cầu Ủy ban ranh giới thềm lục địa (viết tắt là CLCS) xem xét về thềm lục địa mở rộng của nước này ở Biển Đông.

Philippines cũng gửi hai công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nối tiếp hai diễn biến này, Trung Quốc gửi hai công hàm phản bác Malaysia và Philippines, tái khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh. Việc Việt Nam gửi công hàm phản đối vừa qua chính xác là phản bác những yêu sách mà Trung Quốc đề cập trong nội dung công hàm phản đối Malaysia và Philippines nêu trên.

Cũng tại họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định theo các quy định của UNCLOS 1982.

3 nước ASEAN đồng lòng, Trung Quốc đơn độc 3 nước ASEAN đồng lòng, Trung Quốc đơn độc

TTO - Công hàm mà phái đoàn Việt Nam đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres ngày 30-3 nhằm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, cho thấy một diễn biến tích cực trong giải quyết các tranh chấp.

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên