Vậy Việt Nam sẽ làm gì để nghị quyết được triển khai có hiệu quả, thực sự ngăn chặn được các sản phẩm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, bởi trên thực tế các mặt hàng này hiện đang được bán rất nhiều và đã có hàng trăm người phải nhập viện do bị ngộ độc thuốc lá điện tử?
Hiện Bộ Y tế đang được giao làm đầu mối xây dựng dự thảo các hoạt động tới đây của cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu, mua bán qua mạng và các cửa hàng truyền thống, từ đó bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Các hoạt động đó là gì và tiến trình như thế nào? Việc mua bán, nhập lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ bị xử phạt mức độ ra sao?
Các sản phẩm thuốc lá điện tử trông giống như những món đồ chơi, rất khó phát hiện, dễ hấp dẫn giới trẻ, khó kiểm soát, dấu hiệu nào để cha mẹ và người giám hộ của trẻ phát hiện, góp phần quản lý trẻ?
Để trả lời các câu hỏi này, báo Tuổi Trẻ phối hợp Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Việt Nam sẽ làm gì để cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiệu quả?", từ 17-18h30 ngày 9-12.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Bà Trần Thị Vân Ngọc, phó chánh văn phòng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
- BS Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận