Xuất khẩu da giày tăng trưởng ấn tượng |
* 70% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam sang các thị trường trong TPP. Gia nhập TPP, thị phần kỳ vọng tăng gấp đôi.
* Dệt may vào Hoa Kỳ có thể đạt kim ngạch 55 tỉ USD vào năm 2025.
* Trung bình thuế suất hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ hiện nay 17,5%, sau TPP về 0%.
* Toàn bộ dòng thuế nhập khẩu hàng da giày từ 3,5% đến hơn 57,4% cũng về 0%.
* Theo nghiên cứu của Trung tâm Đông - Tây (Hoa Kỳ), GDP Việt Nam có cơ hội tăng thêm 35,7 tỉ USD, tương đương 10,5% đến năm 2025. Cùng thời gian, xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 28,84% nhờ TPP, tương đương 67,9 tỉ USD.
* Theo mô hình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam, TPP giúp GDP Việt Nam có thể tăng 1 - 2%/năm nhờ đầu tư tăng 9,2%, chủ yếu đầu tư các nước vào Việt Nam, tiêu dùng tăng 6,9 tỉ USD và sản xuất tăng 2,4 tỉ USD.
* Tạo ra hơn 6 triệu cơ hội việc làm trong ngành dệt may đến năm 2025.
* Có thể kỳ vọng về một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, với hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng.
* TPP mang lại quyền tiếp cận tự do cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
* Cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như thủy sản, đồ gỗ.
* Tự do hóa môi trường đầu tư các nước TPP.
Những thách thức phải vượt qua
* Rào cản hàng rào kỹ thuật.
* Ngân sách có thể bị thất thu vì các dòng thuế sẽ giảm dần về 0%.
* Nguy cơ mất thị trường nội địa vì hàng nhập khẩu từ các nước vào gia tăng.
* Yêu cầu cao liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TPP cao hơn rất nhiều so với WTO.
* Yêu cầu tuân thủ đối với các quyền lao động cơ bản theo Luật lao động quốc tế.
* Sức ép kiện toàn khung khổ pháp luật và các chỉ tiêu theo chuẩn quốc tế.
* Ông Herb Cochran (giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại TP.HCM - AmCham):
Nhiều việc phải làm Bây giờ chúng tôi mới thật sự bắt đầu các công việc cần làm. Những tác động, ảnh hưởng của TPP đến cộng đồng doanh nghiệp cả hưởng lợi lẫn thách thức sẽ rõ ràng hơn. Chúng tôi thật sự vui mừng và phấn khích vì đàm phán cuối cùng đã kết thúc thành công nhưng cũng hiểu rằng sắp tới sẽ có nhiều việc cần phải làm, cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của Việt Nam nhiều hơn để tận dụng các cơ hội cũng như đối mặt với những thách thức mà TPP đem lại. Hiện nay, chúng tôi đang làm việc với các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội của Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật cũng như đào tạo để các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Một điểm đáng chú ý: Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong các quốc gia tham gia đàm phán TPP. Theo mô hình kinh tế giả định, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 28,4% trước năm 2025 so với khi không có TPP, tương tự GDP của Việt Nam cũng sẽ tăng 10,5%. Đây là tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Các chuyên gia đều kỳ vọng rằng các công ty của Việt Nam sẽ có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhanh chóng, và Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính dựa trên các cam kết của TPP để tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả, tăng tính cạnh tranh cho Việt Nam so với các nước láng giềng. AmCham cần hợp tác với các cơ quan quản lý, chính phủ cũng như hiệp hội ở các cấp để đảm bảo các cam kết này được thực thi, nếu không Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì từ các cơ hội TPP đem lại. Ngoài cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng năng lực cho Việt Nam theo Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Hoa Kỳ, hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi cũng thành lập tổ chức “Liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam” (VTFA) nhằm giúp Hải quan Việt Nam đáp ứng các cam kết của FTA, một hiệp định có nhiều tương đồng như cam kết trong TPP, FTA Việt Nam - EU và cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Hiện một số công ty của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng đã có chương trình “Phát triển nhà cung ứng” để hỗ trợ, xây dựng năng lực cho các công ty Việt Nam. AmCham sẽ hỗ trợ các chương trình này. Thêm vào đó, chúng tôi cũng đang xem xét thiết lập “Liên minh an toàn thực phẩm” để cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, nước uống và nông nghiệp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận