TTCT - Có thể nói ngành Việt Nam học tại Hàn Quốc bắt đầu từ việc thành lập khoa tiếng Việt của ĐH Ngoại ngữ Hankuk vào năm 1967. Tôi trở thành sinh viên khoa tiếng Việt của trường này năm 1984, khi 27 tuổi. Thời điểm đó, nguyện vọng một của tôi là tiếng Indonesia và nguyện vọng hai là tiếng Việt. Cuối cùng tôi được vào khoa tiếng Việt, từ đó bắt đầu mối nhân duyên giữa tôi với con người và đất nước Việt Nam. Giáo sư Yang Soo Bae trên giảng đường (Ảnh: NVCC) Sau khi ra trường vào tháng 2-1988, tôi làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu với Việt Nam. Tôi làm việc ở đây được 2 năm 4 tháng, và hơn một nửa thời gian này sống ở Việt Nam. Hơn hai năm làm việc ở Việt Nam, tôi thấy mình không biết mấy về con người và văn hóa Việt Nam. Đó là lý do tôi quyết định tiếp tục học và nghiên cứu về Việt Nam, theo học chương trình sau ĐH tại khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.Lúc đầu, tôi định sẽ du học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhưng lúc đó trường này không thể nhận sinh viên nước ngoài đến từ một nước tư bản, vì vậy tôi đã ra Hà Nội học.Xin kể lại một chút về việc du học ở Việt Nam.Tôi không chỉ gặp khó khăn khi đăng ký vào một ĐH Việt Nam, mà còn gặp khó ngay tại quê hương tôi, Hàn Quốc. Do hai quốc gia lúc bấy giờ chưa lập quan hệ ngoại giao, tôi cần phải được Chính phủ Hàn Quốc đồng ý.Thời điểm đó, phóng viên một tuần báo, người biết khá rõ tình hình của tôi, đã viết một bài tựa đề “Du học sinh đầu tiên ở đất nước cộng sản Việt Nam”, trong đó có đoạn: “Anh Yang Soo Bae, một lần nữa, đang phải vật lộn với những thủ tục ngay từ ngưỡng cửa cơ quan nhà nước”. Giờ nghĩ lại, đó là một kỷ niệm thú vị và không dễ hình dung, nhưng không phải là không có chút đắng cay. Bài báo năm xưa nói về hành trình theo đuổi Việt Nam học của Yang Soo Bae Tôi nhận bằng thạc sĩ năm 1994, và từ tháng 3-1995 bắt đầu giảng dạy cho sinh viên khoa tiếng Việt của ĐH Ngoại ngữ Busan.Khoa tiếng Việt tại ĐH Ngoại ngữ Busan thành lập năm 1991, hằng năm lúc đó có 40 sinh viên theo học, đến nay vừa tròn 30 năm. Hiện có hơn 200 sinh viên khoa tiếng Việt đã tốt nghiệp đang làm việc tại Việt Nam. Trường ĐH Ngoại ngữ Busan đã mở thêm khoa giáo dục tiếng Việt trong khoa sư phạm sau đại học vào năm 2016, với 14 học viên. Ngoài ra, từ năm 2020, phân khoa cao học dịch thuật tiếng Việt được thành lập, hiện có 12 học viên. Các trường khác phải kể tên là ĐH Ngoại ngữ Hankuk - khoa tiếng Việt của trường này là nơi đã đào tạo ra nhiều chuyên gia giỏi về Việt Nam tại Hàn Quốc với bề dày truyền thống gần 60 năm.Năm 1994, chuyên ngành tiếng Việt được mở tại ĐH Youngsan, năm 1998 ở ĐH Cheongwoon, và ở ĐH Dankuk năm 2021. Ngoài ra, nhiều trường ĐH khác cũng mở và giảng dạy môn tiếng Việt như một môn đại cương. Trường Đại học Ngoại ngữ Busan (Ảnh: GS Yang Soo Bea cung cấp) Việc nghiên cứu Việt Nam tại Hàn Quốc phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng kể từ khi có quan hệ ngoại giao năm 1992. Điều này là do sự quan tâm đến Việt Nam tăng lên đáng kể theo sự gia tăng quan hệ song phương. Trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến các vấn đề chính trị và kinh tế ngay sau khi có quan hệ ngoại giao, nhưng kể từ đó, họ đã đa dạng hóa sang các lĩnh vực khoa học cổ điển, y học và khoa học tự nhiên.Trong số các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nộp cho các ĐH Hàn Quốc, số lượng luận án liên quan đến Việt Nam tiếp tục tăng. Hệ thống đối tượng nghiên cứu của luận án ban đầu tập trung vào các vấn đề chính trị và kinh tế, nhưng từ cuối những năm 2000, nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, quản lý và xã hội ngày càng tăng. Khi Việt Nam tiến triển cải cách, các công ty Hàn Quốc đầu tư vào nhiều hơn, nghiên cứu về Việt Nam cũng tăng theo.Khi vào cơ sở dữ liệu của các tạp chí học thuật trong nước và tìm kiếm từ khóa “Việt Nam”, sẽ tìm thấy hơn 6.000 kết quả. Từ 40 - 60 bài báo mỗi năm trong những năm 2000 đã tăng lên 70 bài vào năm 2007 và hơn 100 bài báo mỗi năm trong các năm 2010-2011. 450 bài báo đã được xuất bản trong năm 2017, và hơn 500 bài báo đã được xuất bản hàng năm kể từ năm 2018. Về nội dung, có 1.100 bài về khoa học xã hội, 280 bài về lịch sử, 245 bài về công nghệ, 171 bài về văn chương và hơn 100 bài cho các lĩnh vực khác. Trước đây, nhiều nghiên cứu về Việt Nam chỉ tập trung vào các chủ đề liên quan đến kinh tế, nhưng trong những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu mở rộng về các chủ đề khác như quản lý, văn hóa, xã hội, nghệ thuật. Điều này cho thấy sự quan tâm đến Việt Nam ngày càng tăng trong các lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu về Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng và đa dạng như thế là bằng chứng cho thấy ngành Việt Nam học ở Hàn Quốc đang là một vùng rất “nóng”.■* Giáo sư, tiến sĩ, Trưởng Khoa Tiếng Việt, ĐH Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc.Thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam chiếm gần một nửa (48%) tổng kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với ASEAN, và số công ty Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam hiện là gần 8.000. Hơn 200.000 người Hàn Quốc đang sống ở Việt Nam và hơn 220.000 người Việt Nam sống ở Hàn Quốc. Hiện là lúc rất cần nỗ lực tìm hiểu văn hóa của nhau và thúc đẩy sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước thông qua giao lưu nhân dân cũng như quan hệ chính phủ. Một nhà hàng Hàn Quốc ở quận 7, TP.HCM. Quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai nước đã thúc đẩy nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc. Ảnh: NP Tags: Hàn QuốcTiếng ViệtViệt Nam họcYang Soo Bae
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.