Ông Chang Hee Lee - Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam - Ảnh: Đ.BÌNH
Ông Chang Hee Lee - Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), nhận xét như vậy tại Diễn đàn "tương lai việc làm-sự lựa chọn của Việt Nam" sáng 27-11 (phối hợp Bộ Lao động - thương binh và xã hội tổ chức trong khuôn khổ năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập của ILO, và sẽ trở thành sự kiện định kỳ hai năm một lần).
Theo ông Lee khẳng định: "Việt Nam đang cho thấy sự lựa chọn của mình thông qua cải thiện kỹ năng lực lượng lao động, mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội, và hiện đại hóa các thiết chế quan hệ lao động".
Cũng theo Giám đốc ILO, "Việt Nam đã và đang là một câu chuyện thành công với tốc độ tăng trưởng cao bền vững trong những năm qua dù bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Đây là kết quả của sự lựa chọn chiến lược của Việt Nam quyết định phát triển kinh tế thông qua hội nhập toàn cầu sâu rộng hơn, kết hợp với những cải cách trong nước".
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, ILO, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia diễn đàn - Ảnh: Đ.BÌNH
Phát biểu tại diễn đàn, thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh, cho biết Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là một dấu mốc quan trọng trên con đường hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế.
Theo ông Thanh, báo cáo toàn cầu về tương lai việc làm của ILO đã đưa ra những đánh giá về những yếu tố tác động tới tương lai của việc làm như vấn đề già hóa dân số, biến đổi khí hậu, sự phát triển của công nghệ mới và chuyển đối số.
Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu và Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động rõ nhất của biến đối khí hậuđe dọa tới sinh kế của hàng chục triệu dân sống ở vùng này, đòi hỏi những giải pháp cấp bách cũng như lâu dài để người dân có thể chuyển đổi phương thức nuôi trồng để thích nghi với sự thay đổi này.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và cần đưa ra chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dần đưa chuyển đổi số vào các lĩnh vực của kinh tế và đời sống xã hội.
"Tại diễn đàn này, Bộ LĐ-TB&XH hi vọng các bên sẽ nhận diện, trao đổi về những thách thức, thời cơ của vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực cũng đang đặt ra đối với Việt Nam trong những năm tới" - ông Thanh nhấn mạnh mong muốn khi phát biểu khai mạc.
Diễn đàn lao động - sự lựa chọn của Việt Nam thu hút đông đảo các chuyên gia về lao động Việt Nam và quốc tế - Ảnh: Đ.BìNH
Phác họa cơ cấu việc làm tại Việt Nam
Theo ILO, kinh tế Việt Nam đang tạo ra ngày càng nhiều việc làm cần kỹ năng trung bình và kỹ năng cao.
Thống kê phân bổ việc làm theo mức kỹ năng của Việt Nam cho thấy hơn một nửa (53%) số việc làm trên cả nước là việc làm cần kỹ năng trung bình, 12% đòi hỏi kỹ năng cao. Số còn lại (36%) là việc làm kỹ năng thấp.
So sánh cơ cấu này với các quốc gia có thu nhập trung bình cao - nhóm Việt Nam mong muốn được gia nhập vào năm 2030 - cho thấy những điểm khá thú vị.
Tính trung bình, các nước thu nhập trung bình cao có tỷ trọng việc làm kỹ năng thấp tương đồng với Việt Nam (32%).
Vì vậy, có thể coi Việt Nam đang sở hữu dân số đặc biệt năng động, với tỷ lệ tham gia thị trường lao động ở mức hơn 70% đối với phụ nữ (so với mức trung bình 48% trên thế giới), và 81% với nam giới.
"Việt Nam không cần thêm nhiều việc làm, nhưng cần thêm việc làm tốt hơn" - chuyên gia của ILO nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận