1. Phở
Đây là tên gọi của món súp với mì sợi và thịt bò. Nó quả thực là như thế, nhưng lại hơn thế rất nhiều. Đó là toàn bộ Việt Nam thu gọn trong một chiếc bát. Cách phát âm món này là "fur" nhưng không có âm "r". Bạn có thể ăn phở ở mọi nơi, nhưng ngon nhất là ở Hà Nội. Hãy thử ăn phở gia truyền trong khu phố cổ Hà Nội để thưởng thức hương vị của món ăn ngon lành này.
Phóng to |
Nhớ vắt một lát chanh từ trong đĩa gia vị. Cắn thử vài cọng giá đỗ xem chúng có đủ tươi giòn hay không. Rồi cho thêm vào bát tùy theo sở thích. Nêm vài giọt tương ớt và nước tỏi ngâm hoặc nước chấm. Cuối cùng, rắc thêm vài cọng lá mùi, bạc hà hoặc lá húng. Hoặc là tất cả các loại rau thơm đó. Đưa đôi đũa xuống sâu tận đáy bát. Gắp sợi mì lên trên để trộn đều những gia vị bạn đã nêm vào. Một chút sau gia vị sẽ ngấm đều.
Phở bò truyền thống có vài loại khác nhau, còn phở gà chỉ có một loại.
2. Món cuốn (Rice rolls)
Để giữ lại cái nhìn lạ lẫm của người nước ngoài khi ăn những món ăn Việt, xin để lại nguyên gốc cách tác giả dùng từ miêu tả các món ăn đó. Bạn đọc xem những từ trong ngoặc tròn. H.H.M. |
Thành phần có thể bao gồm thịt lợn nướng (chả nướng), đậu rán (nguyên văn: váng sữa đậu rán) và các loại rau ăn kèm. Nếu may mắn, bạn sẽ được người bán cho thêm một giọt tinh dầu của loài bọ cánh cứng (một loại hương liệu cực thơm lấy từ các tuyến của loài bọ cánh cứng. ND: đây là tinh dầu cà cuống).
Đừng bỏ qua món bánh cuốn được chế biến khéo léo và cực kỳ ngon tại hàng bánh cuốn gia truyền của Hà Nội (trong khu vực phố cổ).
Phóng to |
Gia vị miền Bắc
Phong cách nấu nướng ở miền Bắc mang nét Trung Quốc nhiều hơn so với các vùng miền khác. Các loại gia vị ít hơn so với ở miền Nam, mọi người hay dùng hạt tiêu đen. Ưa gia vị vừa phải và dậy mùi hương, độ ngọt của thức ăn vừa phải là đặc trưng của nơi này. Các loại rau thơm mang vị ngọt và cay cũng không kém quan trọng: rau húng, bạc hà, rau mùi, hành tươi và nhiều loại rau thơm khác.
3. Bún chả
Phóng to |
Bún chả đơn giản là món chả nướng (nguyên văn: thịt lợn nướng) ăn với bún (sợi mì gạo) cùng các loại rau thơm. Thịt luôn phải là thịt ba chỉ được nướng trên vỉ kẹp bằng tre tươi. Thịt được ướp với các loại gia vị chua, cay, mặn, ngọt.
Và kết quả có vị không giống bất kỳ loại hương vị thành phần nào, nó là tổng hợp của tất cả. Tuy nhiên, như mọi món ăn miền Bắc, mùi vị đặc biệt của bún chả có được là nhờ loại rau thơm trồng gần đó, rau húng Láng.
Hãy đến Hà Nội với món bún chả, gọi một suất và thưởng thức một cách ngon lành.
4. Các món ốc
Phóng to |
Ở Hà Nội, có một loại ốc sống trong ao hồ, chúng to chừng nửa trái bóng đánh gôn, có vạch màu sọc, khi ăn nhai rất ngon. Chúng được gọi là "ốc". Bún ốc là ốc được luộc lên, nhúng trong nước chấm, trong một tô bún (mì gạo) với nước chấm ốc rưới lên trên. Bạn có thể ăn bún ốc ở nhiều nhà hàng hải sản.
Ốc nhồi là món ốc được băm nhỏ, trộn với hành, tỏi và nấm, rồi cuộn trong lá gừng sau đó nhồi lại vào vỏ ốc trước khi hấp chín. Kéo chiếc lá gừng ra, toàn bộ nhân sẽ ra theo. Ốc hấp bia là món ốc được hấp với bia. Hãy nếm thử các món: ốc xào cả vỏ, ốc cuốn chả và bún ốc khô.
5. Lẩu (Hot pot)
Phóng to |
Món lẩu (hot pot) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đó là một chiếc nồi với nước dùng, bếp lò than đặt ở giữa (ngày nay người ta dùng bếp cồn hoặc gas). Nước dùng được đun sôi liên tục trong cả bữa ăn. Món lẩu được đặt ở giữa bàn, xung quanh là rất nhiều đồ ăn, bao gồm cả mì gạo, tim lợn, gan và thận, thịt dê, lươn, hành, và các loại rau.
Nếu không muốn mạo hiểm, hãy chọn các món ngao sò, cá sông hay thịt gà. Bỏ lượng thịt tùy nhu cầu của bạn vào trong nồi, đun sôi lại và trong khoảng chừng năm phút, bữa tối của bạn đã sẵn sàng. Nhớ thêm nước dùng nếu cần. Nó tựa như món nước xốt, trong những buổi tiệc tùng vui vẻ. Tùy vào các món thành phần, tên gọi có thể là lẩu dê (thịt dê), lẩu lươn (thịt lươn) hay lẩu thập cẩm (nhiều loại thịt khác nhau).
6. Bánh xèo
Phóng to |
Bánh xèo là món bánh nguyên gốc ở Huế, một loại bánh mỏng như giấy, phủ lên trên là mọi thứ ngon lành sau đó gấp lại. Người Việt Nam làm bánh xèo với trứng, bột gạo và sữa dừa, với nhân là thịt và các loại thủy sản cũng như các loại rau. Bánh được bọc lại hoặc là bằng bánh đa nem (giấy gạo), rau thơm hoặc bằng các loại lá rau xà lách.
Trong tiếng Anh, bánh xèo thường được gọi là món bánh kếp kiểu Việt Nam (pancake). Tôi cho rằng cách dịch đó chưa thỏa đáng, nhưng dường như ta cũng chẳng thể làm gì được hơn.
Người dân địa phương luôn vào những nhà hàng đặc trưng về một món riêng nào đó. Và những điểm nổi tiếng về bánh xèo ở TP.HCM là bánh xèo 46A. Hoặc hãy thử quán bánh xèo Mười Xiềm, một trong chuỗi các hàng bánh xèo mới nổi, nơi có hơn 35 loại khác nhau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận