Bởi đó là những trăn trở mà họ muốn gửi gắm trên mặt báo.
Phóng to |
Đại diện ban công tác bạn đọc gắn huy hiệu “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” cho anh Đinh Triều Quang - Ảnh: Bảo Ân |
Bài viết “” (Tuổi Trẻ, ngày 21-2) của anh Nguyên Lâm (Hà Nội) đã nhận được 121 ý kiến phản hồi bày tỏ sự đồng tình từ bạn đọc. Bài báo bắt nguồn từ thực tế suốt hai tháng trời dư luận đâu đâu cũng “nóng” về thông tin vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (TP Hải Phòng) mà số đại biểu dân cử có ý kiến về vụ việc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Trong số ít ỏi đại biểu Quốc hội lên tiếng chỉ có hai đại biểu đương nhiệm. Vấn đề ai cũng quan tâm, tại sao đại biểu lại im lặng?”. “Có nhiều cách làm được lúc đó. Tối thiểu theo quan hệ giữa con người với con người, đại biểu có thể về tận nơi thăm hỏi, động viên người dân vì chính họ trước khi được bầu ra đã về đó hứa hẹn. Rồi sau đó mới là hành động” - anh Lâm phân tích.
Làm việc tại Văn phòng Quốc hội, công tác chính là tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh Lâm hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của đại biểu Quốc hội. “Trong những phiên thảo luận về luật, những phiên chất vấn, tiếng nói của đại biểu luôn có sức dội rất lớn. Từ vị thế riêng biệt của mình, đại biểu nên có tiếng nói hoặc hành động cụ thể” - anh Lâm nói.
Theo anh Lâm, đại biểu Quốc hội là người được dân bầu, thường ngày đi tiếp xúc cử tri, đi giám sát, rồi nhận đơn thư của dân hẳn là người biết nhiều chuyện, đáng lẽ phải là người chủ động nêu vấn đề dân quan tâm, chứ không phải đợi dư luận xáo lên mới có ý kiến. Và anh đã viết bài với mong mỏi những đại biểu của dân sẽ lên tiếng nhiều hơn.
Cũng như anh Lâm, bài viết “” (Tuổi Trẻ ngày 13-2) của anh Đinh Triều Quang là nỗi trăn trở của một người “đi nhiều biết lắm” và cảm thấy cần phải lên tiếng để hi vọng có sự đổi thay ở ngành du lịch nước nhà. Anh Quang là hướng dẫn viên du lịch của Công ty du lịch Vietravel tại TP.HCM với tuổi nghề gần chục năm, từng đưa nhiều đoàn khách đến Hàn Quốc.
Nhìn thấy sự quảng bá du lịch thông qua văn hóa khéo léo của người Hàn Quốc tại sân bay quốc tế Incheon, anh không khỏi chạnh lòng nghĩ đến sự yếu kém trong khâu quảng bá văn hóa, du lịch của chúng ta ngay khi du khách đặt chân đến Việt Nam.
Anh đã viết bài, chỉ ra rằng khi xuống các sân bay Việt Nam, du khách không có gì để thưởng lãm, để tò mò thú vị với nền văn hóa Việt Nam, bởi sân bay của chúng ta không có chỗ cho cảnh sắc, cho văn hóa Việt được thể hiện.
Cho biết mình làm quen với báo Tuổi Trẻ từ khi mới 13 tuổi và đã là độc giả trung thành của báo suốt 22 năm qua, anh Quang kể ngày nhỏ đã nhờ ba mẹ làm cho dụng cụ để kẹp và lưu giữ từng tờ báo Tuổi Trẻ. Trải qua những trận lụt lớn ở TP Huế, đồ đạc hư hỏng nhiều nhưng ba mẹ vẫn giữ lại được những bài viết mà anh cộng tác đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ.
“Mong báo Tuổi Trẻ mãi giữ được chất đời sống như hiện nay, là nơi để bạn đọc có thể gửi gắm tâm tư, suy nghĩ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn” - anh Quang bày tỏ.
Ngoài hai bạn đọc viết báo, giải thưởng cũng được trao cho chị Bùi Kim Thi (TP.HCM), người đã báo tin “” (Tuổi Trẻ 5-2). Từ thông tin này, Tuổi Trẻ đã triển khai loạt bài phản ánh tình trạng chặt chém du khách ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng để báo động nếu không chấn chỉnh kịp thời, du khách có thể sẽ tẩy chay các điểm du lịch này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận