Một vấn đề nữa là tôi không thể nói chuyện lớn được, giọng khó lên cao và phải gắng sức lắm mới có thể nói nghe rõ nhưng cũng không thể vang và lớn được. Đôi lúc hụt hơi mọi người không thể nghe tôi nói được gì ở nơi đông người. Những triệu chứng bị từ hồi nhỏ nhưng càng ngày tôi càng để ý và thấy rõ rệt hơn, giờ tôi phải điều trị ra sao?
MỘT BẠN ĐỌC
- Theo bạn mô tả thì hiện tại vấn đề chính của bạn là khó nuốt.
Có hai khả năng:
Khả năng thứ nhất là bạn bị viêm mũi xoang, đàm thường xuyên chảy từ các xoang qua lỗ thông xoang vào các khe mũi vô hố mũi, sau đó chảy ra sau theo vòm mũi họng đi xuống họng. Do vậy khi nuốt sẽ có cảm giác vướng nghẹn trong họng, có thể kèm theo triệu chứng khàn tiếng do đàm đi xuống thanh quản làm viêm hai dây thanh âm. Tuy nhiên tính chất khó nuốt trong bệnh lý này không nghiêm trọng, triệu chứng xuất hiện rõ khi nuốt không có thức ăn thức uống và có thể khi ăn hoặc uống không có triệu chứng này.
Khả năng thứ hai là ngoài bệnh lý viêm xoang bạn còn có một bệnh lý nữa gây khó nuốt. Bệnh lý này diễn tiến từ lâu như bạn mô tả. Tùy theo mỗi giai đoạn triệu chứng khó nuốt có tính chất khác nhau và có các triệu chứng đi kèm khác nhau. Trong trường hợp điển hình, bệnh có thể có các triệu chứng như nuốt khó, chảy nước bọt, sặc thức ăn lên mũi, nghẹn trong cổ, ho sặc khi nuốt, bệnh nhân cần nuốt lặp đi lặp lại nhiều lần, khó nói, nói giọng mũi và rối loạn lời nói. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể ở miệng, họng, thực quản hoặc do bệnh lý vận động thần kinh cơ, bệnh thần kinh trung ương. Đây là một nhóm bệnh lý rất phức tạp, để chẩn đoán xác định chính xác bệnh bạn cần được khám miệng họng, nội soi vòm mũi họng thanh quản, thực quản, chụp cản quang thực quản, chụp phim cắt lớp và làm một số xét nghiệm sinh hóa cần thiết.
Những triệu chứng bạn mô tả còn mang tính chất chủ quan và chưa đủ để chúng tôi có thể nghĩ tới chẩn đoán rõ ràng có thể. Do vậy bạn nên đi khám bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ tiêu hóa để tìm thêm các triệu chứng thực thể khách quan bằng chẩn đoán hình ảnh chính xác, từ đó mới có phương thức điều trị phù hợp tùy nguyên nhân cụ thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận