Cơn đau lan dần lên ngực, sang hai bên mạng sườn và sau lưng.
Mẫu máu lấy ra từ cơ thể anh M. đục như sữa. Kết quả khí máu động mạch ghi nhận nồng độ pH động mạch giảm còn 7.2 (bình thường 7.35 - 7.45), HCO3 giảm còn 13.1mmol/l (bình thường 22 - 26mmol/l). Định lượng triglycerid (chất béo trung gian) tăng đến 23mmol/l, gấp 13 lần bình thường (bình thường dưới 1.7mmol/l).
Bác sĩ nhận định huyết tương của bệnh nhân trắng đục như sữa do mỡ máu tăng quá cao, kèm toan chuyển hóa, viêm tụy cấp thể nặng, nguy cơ tử vong cao, cần được lọc máu, thay huyết tương cấp cứu.
Uống nửa lít rượu mỗi chiều!
Vợ anh M. kể anh có thói quen uống nửa lít rượu hoặc 6 lon bia rượu vào mỗi buổi chiều sau khi đi làm về. Lúc có bạn bè hàng xóm đông vui, anh uống nhiều hơn.
Cách đây 2 tháng, anh cũng bị viêm tụy cấp mức độ nhẹ, nhập viện ở bệnh viện địa phương, uống thuốc 5 ngày thì được xuất viện. Khi về nhà, anh tiếp tục uống rượu bia.
Viêm tụy cấp là căn bệnh phổ biến trong số các bệnh lý về đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có liên quan sử dụng bia rượu. Hiện tại tần suất mắc bệnh viêm tụy cấp thường vào khoảng 25 - 75 ca/100.000 dân/năm, trong đó 10 - 30% là viêm tụy cấp nặng.
Bác sĩ Cao Ngọc Tuấn - phó trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết viêm tụy cấp là tình trạng viêm và tự hủy mô tụy cấp tính, do chính men tụy gây ra và dẫn đến các biến chứng tại chỗ (tụy, mô xung quanh tụy) và toàn thân. Viêm tụy cấp biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.
Theo bác sĩ Dương Minh Thắng, khoa cấp cứu tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, viêm tụy cấp là bệnh lý viêm cấp tính của tuyến tụy. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bệnh đường mật (do sỏi hoặc giun) và do sử dụng rượu bia.
Ngoài ra một số nguyên nhân ít gặp hơn có thể do chấn thương vùng bụng hoặc do phẫu thuật, do thủ thuật chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi phát hiện bệnh; các bệnh lý gây tổn thương mạch máu nhỏ như bệnh tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ; các bệnh có tăng lipid máu; các rối loạn chuyển hóa, tăng canxi huyết; nhiễm vi rút…
Duy trì lối sống lành mạnh
Theo bác sĩ Thắng, bệnh nhân viêm tụy cấp có biến chứng nhiễm trùng, tiên lượng tử vong rất cao khoảng 30 - 35%. Với bệnh nhân viêm tụy cấp không có biến chứng nhiễm trùng, tỉ lệ tử vong khoảng 10 - 15%.
Với bệnh nhân nhẹ thì tỉ lệ này chỉ khoảng 1%. Điều quan trọng là người bệnh phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Bác sĩ Cao Ngọc Tuấn cho hay một đợt viêm tụy cấp có thể chỉ xảy ra một lần. Tuy nhiên bệnh có thể tái diễn nếu người bệnh không thay đổi lối sống. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, có thể phòng tránh và khắc phục tùy thuộc nguyên nhân.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tái phát bệnh là duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cần xem xét phẫu thuật cắt túi mật nếu sỏi mật là nguyên nhân gây ra viêm tụy. Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Không được uống rượu, bia và uống đủ nước. Chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính, 1-2 bữa phụ).
Bữa sáng phải có rau xanh ăn kèm. Hàm lượng rau phải từ 300 - 400g/ngày và bổ sung thêm trái cây trước bữa ăn từ 100g/ngày. Bỏ thuốc lá. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và thay bằng các món luộc, hấp. Vận động thể lực khoảng 60 phút/ngày, 4 ngày/tuần.
Nên uống thêm bột ngũ cốc hoặc sữa bán thủy phân vào các bữa phụ để cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe.
Tại Việt Nam viêm tụy cấp do rượu ngày càng tăng dần. Rượu gây tăng bài tiết của tụy, tăng tiết dịch vị, gây tổn thương tuyến tụy là do sự thoát mạch của men tụy và gây nên tổn thương nhu mô tụy, gây viêm tụy qua cơ chế trung gian của tình trạng tăng cao triglyceride trong máu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận