Phóng to |
Các y bác sĩ kíp trực khoa nhi Bệnh viện đa khoa Kiên Giang đang chăm sóc bệnh nhi H.K., 6 tuổi - một trong ba trường hợp nguy kịch - Ảnh: An Nhiên |
Dập ổ dịchKiên Giang: Dịch viêm não bùng phát?Chích ngừa vẫn chưa chắcĐổ xô chích ngừa viêm màng não
* Miền Bắc vào mùa bệnh
Theo phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư Phạm Ngọc Đính, hiện mỗi tuần Bệnh viện Nhi T.Ư và Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới đã có tới 5-7 ca mắc viêm màng não do não mô cầu nhập viện điều trị, cá biệt có tuần số người mắc bệnh vào hai bệnh viện này lên tới 10- 15 ca.
Tại các bệnh viện địa phương, riêng tháng một cũng đã có 30 ca mắc được ghi nhận. Trong hai ngày 15 và 16-3 Bệnh viện Nhi Nghệ An tiếp nhận hai cháu nhỏ đều sinh năm 2003: Lô Thị Nga, trú tại xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn và Ngô Đức Bảo, trú tại xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn.
Cả hai cháu vào viện trong trạng thái sốt rất cao, nổi ban tím khắp người.Theo BS Dương Công Hoạt, giám đốc Bệnh viện Nhi, đây là hai ca bệnh viêm não mô cầu đầu tiên xuất hiện tại Nghệ An. Hiện cháu Nga đã giảm sốt đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện. Cháu Bảo hôn mê nặng, đã được gia đình xin chuyển về nhà.
Tính chung cả ba tháng đầu năm, số người mắc bệnh đã tăng nhẹ so với cùng kỳ 2005. Ông Đính đánh giá thời điểm hiện nay (tháng 1-4) là mùa xuất hiện viêm màng não do não mô cầu ở phía Bắc.
Ở phía Nam, bệnh xuất hiện muộn hơn (vào khoảng tháng 7- 8 hằng năm) nhưng năm nay tháng ba cũng đã có người mắc và tử vong do căn bệnh này.
Điểm nguy hiểm của căn bệnh viêm màng não mủ (giai đoạn sau của viêm màng não do não mô cầu), theo ông Đính, là biểu hiện bệnh (sốt, đau họng, chán ăn, bỏ bú...) giống với biểu hiện của viêm đường hô hấp thông thường nên khó chẩn đoán.
Chính vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 10%. Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, tỉ lệ mắc viêm màng não mủ/100.000 dân đã tăng liên tục trong ba năm gần đây (năm 2003 là 0,73, năm 2004 là 1,45 và năm ngoái là 1,72 ).
* Kiên Giang: thêm 3 trường hợp nguy kịch
Tiến sĩ Phạm Văn Đởm, giám đốc Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, cho biết trong ngày 19-3, tuy chưa có thêm trường hợp nào nhập viện nhưng diễn biến của bệnh viêm não tại tỉnh này đang rất phức tạp, bệnh đã xuất hiện đều trong 13/14 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh.
Tại khoa nhi của bệnh viện đang cấp cứu năm trường hợp, trong đó có ba trường hợp (một đến từ huyện Hòn Đất, một ở huyện An Biên và một ở Tân Hiệp) sức khỏe rất nguy kịch (đang phải thở máy), khó có thể qua khỏi. Dù là chủ nhật nhưng bệnh viện đã tăng cường thêm y bác sĩ, các máy thở tập trung cấp cứu bệnh nhân.
Trong khi đó tại thị trấn huyện Hòn Đất - nơi có số trẻ bị bệnh viêm não cao, tình hình khá căng thẳng, nhiều gia đình đã có dự định sẽ cho trẻ nghỉ học vì sợ lây bệnh.
Ngày 19-3, trung tâm y tế huyện này được lệnh chuẩn bị sẵn sàng cán bộ y bác sĩ, máy thở túc trực 24/24 giờ để tiếp nhận bệnh nhi. Nhiều phụ huynh ở thành phố Rạch Giá cũng tỏ ra lo ngại cho con mình khi nơi này cũng đã xuất hiện trẻ bị viêm não.
Bác sĩ Bùi Văn Truyện - giám đốc Sở Y tế Kiên Giang - cho biết lãnh đạo Viện Pasteur TP. HCM đã đồng ý hỗ trợ hóa chất Chloramine B cho Kiên Giang. Sở y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để xử lý.
Riêng tại Hòn Đất, ngay trong ngày 20-3 sẽ tổ chức sát trùng, tẩy uế nguồn nước. “Hiện nay chưa đến mức phải cho học sinh mẫu giáo nghỉ học vì chúng tôi vẫn có thể giám sát và dập tắt dịch được” - ông Truyện cho biết.
Có thể do môi trường biến đổi Sáng 19-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết trong thời gian qua, rải rác tại một số địa phương có bệnh nhân mắc viêm màng não do não mô cầu. Tuy nhiên trước đây chỉ miền Bắc là có đông người mắc bệnh, nay cả miền Nam, miền Trung cũng có. * Nguyên nhân của tình hình này là gì, thưa ông? - Bình thường thì vi trùng não mô cầu có thể tồn tại trong mũi họng nhưng không có hiểu hiện bệnh lý. Khi vi trùng lây sang trẻ con và những người có cơ địa ốm yếu thì khả năng thành bệnh cao hơn. Viêm màng não do não mô cầu lây lan qua đường hô hấp, căn nguyên chủ yếu là do mất vệ sinh nên khi xuất hiện những ca bệnh đầu tiên mà khoanh vùng dập dịch triệt để, người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh như sát khuẩn đường mũi, họng bằng dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở và vệ sinh ăn uống thì chắc chắn các ca bệnh lẻ tẻ sẽ không bùng phát thành dịch lớn. * Thời gian qua người dân TP.HCM đã đổ xô đi tiêm văcxin ngừa bệnh. Hiệu quả của việc tiêm ngừa như thế nào và việc đổ xô đi tiêm phòng có thể dẫn đến thiếu văcxin? - Hiện nay ở VN mới có văcxin phòng viêm màng não do não mô cầu type A, trong khi loại viêm màng não do não mô cầu thường thấy ở VN lại là type B. Tôi biết trên thế giới đã có văcxin ngừa bệnh type B nhưng văcxin này ít người mua, thời hạn sử dụng ngắn nên các công ty xuất nhập khẩu văcxin chưa mặn mà kinh doanh. Tuy nhiên tôi khẳng định Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện để văcxin này được nhập khẩu vào VN cho người dân được tiêm ngừa phòng bệnh. * Trong ba tháng đầu năm nay đủ thứ dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi: miền Nam sốt xuất huyết tăng mạnh, rồi viêm màng não do não mô cầu..., miền Bắc hết sốt virus lại quai bị, thủy đậu, sởi... Tại sao vậy, thưa ông? - Giải thích cái này do đâu thì khó lắm, bởi cả thế giới chứ không riêng gì VN tình hình dịch bệnh đều phức tạp. Nguyên nhân, theo tôi, có thể do thời tiết thay đổi, những biến đổi về điều kiện sinh thái, môi trường... Tại một số tỉnh phía Nam như TP.HCM và ĐBSCL, ba tháng đầu năm số người mắc sốt xuất huyết có tăng hơn so với cùng kỳ 2005, phía Bắc có xuất hiện sốt virus, viêm màng não do não mô cầu nhưng bùng phát thành dịch lớn thì tôi chắc chắn là không thể. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận