Tuy nhiên, súc rửa họng bằng nước muối sẽ đem lại những điều bất lợi thậm chí làm cho bệnh kéo dài và trở thành mạn tính.
Một số vấn đề cần biết
- Nước muối thường dùng trong y học là nước muối sinh lý. Nồng độ pha loãng là 9 gram/1000ml (NaCL0,9%¬) hay còn gọi là nước muối đẳng trương. Chỉ có tác dụng rửa vết thương hoặc sát khuẩn nhẹ, chứ không có tác dụng diệt khuẩn hay diệt virus.
- Về sinh lý thì niêm mạc mũi họng có hàng rào bảo vệ đó là chất nhầy được tiết ra trên bề mặt.
- Viêm họng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập trực tiếp bằng đường mũi họng do hít phải.
Do vậy, khi viêm họng
- Triệu chứng thường thấy là đau, rát cổ họng; nuốt nước bọt đau và trước đó có thể chảy mũi nước do virus xâm nhập.
- Cách xử lý/điều trị: Có thể dùng nước muối sinh lý đóng chai bán tại các quầy thuốc tân dược; các loại nước súc rửa họng, hoặc có thể dùng ngay kem đánh răng để súc rửa liên tục cách nhau 1 đến 2 giờ trong ngày đầu bị viêm họng.
- Không nên dùng nước muối tự pha chế hoặc trực tiếp ngậm muối vào họng, vì nồng độ muối không đúng sẽ làm tổn thương niêm mạc họng kéo dài. Nếu tự pha nước muối (nước muối ưu trương) quá liều sẽ làm tiêu đi các chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng và rút nước từ bên trong tế bào niêm mạc họng ra ngoài, tế bào sẽ teo lại, dễ bị tổn thương và chết đi… càng tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động. Như vậy, quá trình viêm sẽ kéo dài có thể chuyển thành mạn tính.
Trên đây là một số điều cần biết về cách xử lý ban đầu, tuy nhiên, các bạn cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân và khả năng thương tổn mà dùng thuốc cho hợp lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận