Phóng to |
Phát tờ rơi rồi xả rác tờ rơi tại ngã tư Phan Văn Trị - Nguyễn Oanh, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh tư liệu |
Và cũng có những ý kiến cho rằng, việc phát tờ rơi trên đường phố gây ra nhiều hệ lụy khác, cần phải sớm chấn chỉnh.
TTO xin trích đăng:
* Hãy nghĩ cho cả người phát tờ rơi.
+ Nếu ai cũng chủ động lắc đầu khi được phát tờ rơi thì nhân viên môi trường sẽ mừng lắm nhưng người phát tờ rơi sẽ buồn lắm. Những người đó thường là các bạn sinh viên, thanh niên khó khăn phải làm thêm bằng việc này. Mỗi tờ rơi được phát đi là một niềm vui nho nhỏ của họ.
Do đó, mỗi khi một tờ rơi được chìa ra trước mặt tôi thì tôi luôn nhận lấy với thái độ tôn trọng người phát, xem lướt qua thông tin trên đó rồi gấp lại nhét vào túi áo để về nhà bỏ vào sọt rác. Nếu tờ rơi khổ lớn như của siêu thị hay trung tâm điện máy thì tôi kẹp vào xe chở về nhà bỏ vào sọt rác.
Làm như thế vừa giúp người phát tờ rơi hoàn thành công việc vừa giúp đường phố sạch đẹp.
Lỗi ở người nhận thiếu ý thức + Đó là do kém ý thức của người nhận những tờ rơi nầy, chứ đâu phải do người đi phát. Sao lỗi của người nầy mà lại đổ cho người kia? Tôi thấy nhiều người hiện nay rất kém ý thức nơi công cộng, như vứt rát bừa bải, đang chạy xe phía trước rồi phun nước bọt cái phèo làm người đi sau bị dính. |
+ Nếu nhân viên môi trường vui thì ai sẽ là người buồn? Có lẽ là những bạn sinh viên lăn lộn ở các ngã tư giữa trưa nắng kiếm mấy chục ngàn đồng trang trải cuộc sống. Việc này chẳng có gì to tát cả. Cứ nhận, rồi nhét túi, nhét cốp xe, khi nào có thùng rác thì vứt.
Đừng đổ lỗi cho việc phát tờ rơi mà hãy xem xét lại ý thức giữ vệ sinh công cộng của mỗi người.
+ Theo ý kiến của tôi thì việc nhận tờ rơi không phải là việc xấu. Nhìn theo một hướng khác thì việc nhận tờ rơi là một hành động tốt giúp đỡ người khó khăn.
Tôi thấy đa phần những người phát tờ rơi là những em sinh viên và việc này là việc làm thêm để trang trải học phí và sinh hoạt phí. Một vài đứa học trò của tôi cũng đi phát tờ rơi sau giờ học như thế này. Cho nên tôi nhìn những bạn phát tờ rơi với một cái nhìn thiện cảm và thông cảm.
Tôi nhận tờ rơi trên tay của họ không phải vì muốn đọc tin hay vì tò mò hay vì đưa thì nhận. Tôi nhận với tấm lòng muốn giúp đỡ. Chỉ cần họ phát được 200 tờ thì sẽ được chừng 100.000 đồng. Số tiền này đối với nhiều người chỉ là con số lẻ, nhưng với họ là cả bữa cơm hay dành dụm được một phần tiền học phí.
Cái quan trọng là khi cầm tờ rơi trên tay, tôi không xả xuống đường mà mang về nhà. Có thể tôi sẽ bỏ nó vô sọt rác vì không cần dùng đến. Nhưng không vì thế mà xả rác ngoài đường.
Tôi cũng dạy cháu của mình cầm tờ rơi hay bất cứ cái gì cần vứt về nhà để bỏ vào thùng rác. Tạo một thói quen tốt cho con trẻ bằng cách cho chúng giúp đỡ người khác và giữ gìn môi trường xung quanh. Tôi cũng có quan sát rất nhiều bạn trẻ phát tờ rơi có ý thức. Sau một đợt phát và nhiều người xả xuống đường, bạn liền chạy ra nhặt hết những tờ rơi đã bị người đi đường xả xuống để cho vào thùng rác trên vỉa hè.
Thành ra tôi nghĩ việc phát tờ rơi không phải là xấu, mà chính ý thức về việc xả rác ngoài đường của đại đa số bà con mới là cái đáng quan tâm.
+ Vấn đề nằm ở chỗ khác! Không có tờ rơi, nhưng với những người ý thức kém thì dù ở trong khuôn viên nhà, ngoài đường, nơi công cộng..., họ đều sẵn sàng xả bất cứ thứ gì được coi là rác ra sàn, đường...
Tôi từng chứng kiến rất nhiều lần như vậy, trong xóm tôi ở hay khi đang di chuyển trên đường. Và không chỉ có người trẻ, ăn mặc đẹp, mà còn có cả người lớn tuổi, dáng vẻ lịch sự, trí thức... Vậy thì có phải người ta xả rác duy chỉ vì tờ rơi? Chuyện này thì cũng khá nhiều người nhắc đến rồi.
Riêng về "tờ rơi"? Cá nhân tôi vẫn luôn sẵn sàng nhận tất cả tờ rơi các em dang nắng, đội mưa, hít bụi phát cho mình dù không bao giờ đọc. Rồi sau đó nhét tất cả vào túi chờ giải quyết sau.
Tôi rất hiểu không phải tự dưng người ta ra đứng đường chịu khổ, đôi khi nguy hiểm... để phát tờ rơi.
Đó cũng là 1 công việc kiếm tiền lương thiện. Rất cảm thông và thương lắm!
+ Bạn nói không phải không đúng, nhưng mà nếu bạn nhận tờ rơi rồi đem vứt vào thùng rác sau đó thì bạn đã giúp dc rất nhiều sinh viên (phần lớn gia cảnh không khá giả) chọn phát tờ rơi để kiếm thêm thu nhập.
Bạn không nhận cũng có thể là bạn "không nhận 1 cách có ý thức", nhưng nhận để giúp đỡ các em sinh viên rồi sau đó bỏ vào thùng rác thì tốt hơn.
* Phát tờ rơi: nguyên nhân cự cãi, gây gỗ
Chuyện tờ rơi quảng cáo được phát ở các ngã tư đèn giao thông không còn xa lạ với mọi người nữa. Những tờ rơi khi được dúi vào tay người đi đường, không biết họ có xem hay không nhưng chuyện xả rác đầy đường thì thấy rất rõ. Tác hại thì không ít, nó gây mất vẻ mỹ quan đường phố, tốn công tốn sức của nhưng nhân viên vệ sinh...
Nhưng cũng có những tác hại không hề nhỏ mà ít ai để ý hay quan tâm, chuyện những tờ giấy được in quảng cáo vứt xuống đường biến thành rác khắp mọi nơi là được sản xuất từ gỗ. Việc biến giấy thành rác cũng tức là việc đang lãng phí rất lớn về tài nguyên rừng, hậu quả là rất lớn. Nó làm cho mọi người phải đối mặt với những thách thức về môi trường thiên tai, sự sống của loài người, loài vật mà thế giới đang bảo tồn.
Chuyện tờ rơi quảng cáo cũng là nguyên nhân dẫn đến những vụ va quẹt giao thông rồi xảy ra cự cãi làm mất an ninh trật tự.
Tôi từng chứng kiến một chị phụ nữ vừa chạy xe vừa liếc nhìn vào tờ rơi mà chị vừa nhận được tại một ngã tư. Do vừa chạy xe vừa xem tờ rơi, việc quan sát bị hạn chế nên xe chị đã va chạm với xe một người thanh niên chạy phía trước rồi hai bên xãy ra cự cãi, may mà vụ va chạm đó không có vì nghiêm trọng.
Thiết nghĩ các công ty, doanh nghiệp đừng vì lợi ít riêng của mình mà cứ vô tư cử và thuê nhân viên đi phát tờ rơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.
Riêng những người đi đường cũng nên biết khéo léo từ chối với những tờ quảng cáo mỗi khi dừng đèn đỏ.
Làm được điều đó là mọi người cũng đã góp phần làm cho môi trường sạch đẹp, làm cho tình hình giao thông được an toàn hơn, điều lớn hơn hết là mọi người đã góp công lớn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống cho lài người.
+ Đồng ý với bài viết, tiếc gì một cái lắc đầu để môi trường vệ sinh được tốt hơn.
+ Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Kim Thoa là không nhận những tờ rơi được phát kiểu này. Hoặc nhận nhưng về nhà xem, sau đó bỏ vào sọt rác, như vậy mới là người có văn hóa.
Tôi cũng là "nạn nhân" tại các chốt đèn đỏ, bởi lẽ tôi là người không bao giờ nhận những loại tờ rơi được phát kiểu này, nhưng ngặt nỗi nhân viên đi phát tờ rơi cứ dúi vào tay bất chấp người đi đường có nhận hay không.
Thiết nghĩ ngành chức năng nên có quy định cấm quảng cáo dưới hình thức này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận