Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang dịch chuyển, nhà nghiên cứu phân tích và dự đoán gì?
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới có tên A-23A đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc một tảng băng lớn như thế di chuyển là điều rất hiếm gặp...
Hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A, hiện là tảng băng trôi lớn nhất thế giới, đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney mà nó đã mắc kẹt trong nhiều tháng. Hiện tại tảng băng đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới phía Nam Georgia và được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Theo Trung tâm Băng quốc gia Mỹ, tính đến ngày 22-12, tảng băng A-23A có diện tích khoảng 2.750km2, gấp đôi diện tích thành phố Los Angeles. Trong khi trước đó vào tháng 11-2023, kích thước của nó đạt tới 4.400km2, tương đương với diện tích bang Rhode Island. Vào thời điểm đó, tảng băng trên đà trôi về phía South Georgia - một hòn đảo ở Đại Tây Dương và một phần là lãnh thổ hải ngoại của Anh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc một tảng băng lớn như thế di chuyển là điều rất hiếm gặp và dấy lên mối quan ngại về hậu quả có thể xảy ra cho những khu vực xung quanh. Nó có thể gây rối loạn các dòng hải lưu và làm gián đoạn hoạt động bình thường của mọi thứ trên biển; hàng triệu con hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển sinh sản trên đảo cũng như tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh sẽ bị ảnh hưởng và còn có thể tác động đến sinh kế của người dân khu vực theo nhiều cách khác nhau.
Còn ở hiện tại, kể từ khi thoát khỏi vòng xoáy, A23A đã di chuyển được khoảng 240km về phía đông bắc… Nguyên nhân di chuyển và quỹ đạo của nó vẫn đang được các nhà nghiên cứu theo dõi chặt chẽ.
Tảng băng này có lịch sử đặc biệt khi lần đầu tách ra từ thềm băng Filchner-Ronne gần bán đảo Nam Cực vào năm 1986. Ngay sau đó, tảng băng mắc cạn trên đáy biển Weddell trong hơn 30 năm.
Đến năm 2020, có thể do tác động của hiện tượng tan băng, tảng băng mới bắt đầu trôi dạt về phía bắc dọc theo bán đảo Nam Cực.
Vào mùa hè 2024, A-23A bị mắc kẹt trong một cột Taylor, một dòng chảy xoáy, phía trên một gờ đáy biển gọi là Pirie Bank. Trong thời gian bị giữ chân bởi cột Taylor, A-23A đã thực hiện 15 vòng quay hoàn chỉnh, xoay với tốc độ khoảng 15 độ mỗi ngày.
Xem thêm: Tại sao răng khôn mọc lệch lại ngày càng phổ biến?
Xem thêm: Vắc xin điều trị ung thư: Ứng dụng công nghệ mRNA đang mang lại những thành tựu đáng mơ ước
Xem thêm: Bí mật sinh học giúp lông chim cánh cụt không bị đóng băng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận