Những quy định của luật về đăng ký kết hôn mà bạn nên biết
Vừa rồi, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg, trong đó có khuyến khích công dân kết hôn trước 30 tuổi. Thời buổi hiện đại, nhiều người chọn cách sống chung như vợ chồng nhưng không muốn phải đăng ký kết hôn vì sợ ràng buộc.
Bạn đọc chia sẻ rằng bản thân đang chung sống cùng người yêu như vợ chồng tuy nhiên lại không đăng ký kết hôn dù gia đình khuyên bảo, thậm chí không cần tổ chức đám cưới cũng được. Tuy nhiên là một người trẻ và không muốn ràng buộc nên bạn vẫn chưa hiểu tại sao việc đăng ký kết hôn lại quan trọng. Thạc sĩ, luật sư Đinh Bá Trung đã tiếp nhận câu hỏi và đưa ra những lời tư vấn sau:
Theo điều luật tại:
- Khoản 1, 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
- Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý."
- Khoản 1, Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Căn cứ những quy định trên của pháp luật, Luật sư có có ý kiến như sau:
Việc đăng ký kết hôn là quan trọng, nếu không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cụ thể:
- Do không được công nhận là quan hệ vợ chồng, không bị ràng buộc bởi pháp luật nên một trong hai người có thể đăng ký kết hôn với người khác, miễn không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình;
- Thủ tục khai sinh cho con trở nên phức tạp: nếu không đăng ký kết hôn thì Giấy khai sinh của con chỉ có tên người mẹ, muốn có tên người cha phải thực hiện thực hiện thủ tục nhận cha cho con (Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).
- Không phát sinh tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Không phát sinh thừa kế theo pháp luật giữa vợ - chồng, cha - con (trường hợp giấy khai sinh của con không có tên cha).
- Và những vấn đề có liên quan khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
*Lưu ý: Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo theo dữ kiện được cung cấp, trường hợp cụ thể bạn đọc nên gặp trực tiếp và tham khảo thêm từ luật sư, các chuyên gia luật.
Xem thêm: Đại biểu Quốc hội: Có cụ 80 tuổi vẫn phải 'dắt nhau' đi đăng ký kết hôn để bán nhà?
Xem thêm: Nhiều cặp nhờ đến dịch vụ tiêu hủy ảnh cưới sau ly hôn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận