Mã độc 'chui' vào điện thoại và máy tính như thế nào, cách để bạn ngăn chặn
Mã độc tống tiền, hay còn gọi là ransomware, là loại phần mềm độc hại mà các hacker sử dụng để xâm nhập vào máy tính hoặc hệ thống dữ liệu. Loại mã độc này còn nhắm vào các công ty, doanh nghiệp lớn gây ra những thiệt hại khôn lường.
Có nhiều loại mã độc tống tiền khác nhau, tuy nhiên, mục đích chung của chúng là ngăn chặn người dùng sử dụng thiết bị của mình một cách bình thường.
Khi tấn công vào thiết bị, ransomware sẽ tự động mã hóa các dữ liệu, ngăn chặn các phần mềm trên máy tính, smartphone được kích hoạt hoặc khóa toàn bộ hệ thống của nạn nhân.
Trong một số trường hợp, thiết bị bị mã độc tống tiền tấn công sẽ hiển thị các hộp thoại thông báo che khuất toàn bộ màn hình và không thể đóng lại được.
Đúng như tên gọi của mình, kẻ tấn công sẽ đòi một khoản tiền chuộc để cung cấp cách thức mở khóa các dữ liệu đã bị mã hóa hoặc cung cấp giải pháp gỡ bỏ những phần mềm độc hại đang hoạt động trên thiết bị của bạn.
Vậy, các loại mã độc tống tiền này đã lây nhiễm lên máy tính, smartphone bằng cách nào?
Phần lớn thiết bị bị mã độc lây nhiễm là do người dùng truy cập vào các trang web có chứa mã độc hoặc mở các file đính kèm có chứa mã độc được gửi qua email. Ngoài ra, khi tải các file cài đặt phần mềm, file ảnh, video…, người dùng vô tình tải trúng những file đã được chèn mã độc từ internet.
Một số loại mã độc tống tiền nguy hiểm thậm chí có thể tự phát tán thông qua mạng nội bộ (LAN). Tức là khi có một máy tính trong mạng nội bộ bị nhiễm mã độc, ngay lập tức các thiết bị còn lại cùng sử dụng chung hệ thống mạng cũng bị lây nhiễm tương tự.
Thời gian qua, liên tiếp các vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền nhắm vào các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã gây ra những thiệt hại nặng nề lên đến hàng tỉ USD.
Thậm chí, nhiều mã độc còn xâm nhập vào hệ thống máy tính của các bệnh viện, trung tâm sức khỏe. Đã có không ít trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân, hoặc bệnh nhân thiệt mạng do mã độc tống tiền khiến các thiết bị y tế ngưng hoạt động.
Nếu đàm phán tống tiền không thành công, những thông tin quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị tin tặc tiết lộ hoặc xóa trực tiếp.
Thường thì các doanh nghiệp sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng để phục hồi sau khi bị ransomware tấn công. Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu mới nhất, có đến 71% doanh nghiệp thậm chí không thể khôi phục được dữ liệu sau khi bị tấn công dù sẵn lòng trả tiền chuộc.
Xem thêm: Cách tra cứu tuyến xe buýt nhanh chóng trên ứng dụng BusMap
Xem thêm: Cách bảo vệ sức khỏe đôi mắt khi sử dụng iPhone vào ban đêm
Xem thêm: Các tính năng AI ẩn trên iPhone mà có thể bạn chưa biết
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận