Lừa đảo bằng AI có tỷ lệ thành công đến 77% , xem ngay để biết cách phòng tránh
Lừa đảo bằng AI đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại khi trí tuệ nhân tạo (AI) này được sử dụng cho các mục đích xấu. Sau đây là các cách để bảo vệ bản thân khỏi những cuộc gọi lừa đảo bằng giọng nói AI ngày càng tinh vi.
Tại sao lừa đảo bằng giọng nói AI ngày càng nguy hiểm?
Công nghệ AI ngày càng phát triển, từ đó giúp kẻ lừa đảo tạo ra những đoạn ghi âm giọng nói gần như không thể phân biệt được với giọng nói thật của bạn. Hơn thế kẻ lừa đảo có thể thu thập thông tin cá nhân của nạn nhân từ các trang mạng xã hội để tạo ra những cuộc gọi có nội dung rất riêng tư, tăng tính thuyết phục với nạn nhân. Ngay cả những người thân thiết cũng có thể bị lừa bởi những cuộc gọi này, đặc biệt là khi đang trong những tình huống căng thẳng.
Một nghiên cứu gần đây của Công ty phần mềm an ninh toàn cầu McAfee cho thấy trong số 7.000 người được khảo sát, cứ bốn người thì có một người cho biết họ từng gặp lừa đảo bằng giọng nói AI, hoặc biết có người từng bị hình thức lừa đảo này tấn công.
Nghiên cứu tương tự báo cáo rằng 77% những người nhận được cuộc gọi thoại AI đã bị mất tiền.
Các cách phòng chống lừa đảo bằng giọng nói AI:
Sử dụng từ khóa mật: Bạn có thể nghĩ ra một từ hoặc cụm từ bí mật làm từ khóa giao tiếp với bạn bè, nếu kẻ lừa đảo gọi điện không dùng từ khóa này thì bạn có thể khẳng định đấy không phải bạn mình.
Gọi lại để xác minh: Nếu nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ người thân, hãy chủ động ngắt cuộc gọi và gọi lại số điện thoại để kiểm tra thông tin.
Đặt câu hỏi bất ngờ: Hỏi những câu hỏi bất ngờ chỉ người thân hoặc bạn bè thân thiết mới biết để kiểm tra tính xác thực của cuộc gọi.
Cập nhật tin tức về lừa đảo: Luôn cập nhật và theo dõi những thông tin mới nhất về các hình thức lừa đảo để nhận biết và phòng tránh.
Không chia sẻ thông tin cá nhân: Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP qua điện thoại, ngay cả khi người gọi tự xưng là người quen.
Kiểm tra các hoạt động trên mạng: Bạn nên kiểm tra các trang mạng xã hội của mình xem giọng nói bạn có xuất hiện trên đó không, để tránh nguy cơ bị kẻ xấu ăn cắp video bạn đăng và dùng để tổng hợp giọng nói.
Lừa đảo bằng giọng nói AI là một mối đe dọa ngày càng lớn, đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình của mình.
Xem thêm: Cảnh báo phương thức lừa đảo vé máy bay Tết vừa xuất hiện
Xem thêm: Cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua email và cách ngăn chặn rủi ro
Xem thêm: Cảnh báo phương thức lừa đảo cài đặt app 'dịch vụ công' giả mạo
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận