Cuộc đua vào Nhà Trắng tiêu tốn bao nhiêu tỷ đô la?
Cuộc đua vào Nhà Trắng tiêu tốn hàng tỷ đô la, trong khi Canada tổ chức bầu cử với chi phí ‘tiết kiệm’ hơn nhiều. Điều gì khiến chi phí tranh cử giữa các quốc gia lại khác biệt đến vậy?
Mỹ: 15,9 tỷ USD (2024)
Theo OpenSecrets, chi phí ước tính cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là 15,9 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục 15,1 tỷ USD của năm 2020. Mức chi tiêu này gấp đôi chi phí cho cuộc đua năm 2016 và gấp ba lần chi phí cho các cuộc bầu cử đầu những năm 2000. Việc tranh cử tổng thống Mỹ là một sự kiện kéo dài và cực kỳ phức tạp với các khoản chi lớn cho quảng cáo truyền hình, tổ chức các sự kiện, chiến dịch quảng bá qua mạng xã hội. Số tiền khổng lồ này đến từ 4 nguồn chính: các ủy ban hành động chính trị hoặc PAC, các khoản đóng góp cá nhân lớn hơn 200 đô la; các khoản đóng góp cá nhân nhỏ hơn 200 đô la; và tiền từ túi của các ứng cử viên. Giới siêu giàu đã chi hàng trăm triệu USD để thể hiện sự ủng hộ đối với các ứng viên yêu thích của họ, trong đó Elon Musk đã đóng góp ít nhất 75 triệu USD cho America PAC – một ủy ban hành động chính trị do ông Musk thành lập để ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump.
Ấn Độ: 7,2 tỷ USD (2019)
Trước khi có cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, vào năm 2019, ngôi vị ‘cuộc đắt đỏ nhất hành tinh’ thuộc về Ấn Độ với mức chi phí là 7,2 tỷ USD. Con số này đã tăng 40% so với mức 5 tỷ USD được đầu tư cho cuộc bầu cử nghị viện Ấn Độ vào năm 2014. Theo một chuyên gia cố vấn truyền thông cho chính phủ Ấn Độ chia sẻ, khoản chi phí chủ yếu được sử dụng cho truyền thông xã hội, di chuyển và quảng cáo. Cuộc bầu cử hạ viện của Ấn Độ thường có 7 giai đoạn, kéo dài hơn 1 tháng. Trong năm 2019, có khoảng 900 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu.
Canada: 610 triệu USD (2021)
So với Mỹ và Ấn Độ, Canada có chi phí thấp hơn đáng kể. Ngoài lý do có dân số thấp hơn, hệ thống chính trị Canada chú trọng quy định giới hạn chi tiêu, giảm thiểu chi phí bằng cách tập trung vào các chiến dịch ngắn gọn và hạn chế quảng cáo. Tuy nhiên, theo CBC, một trang tin tức của Canada cho biết nhiều người dân của nước này đã bày tỏ tức giận, họ cho rằng con số 610 triệu USD là lãng phí khi đất nước đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách vì COVID-19 lúc bấy giờ.
Xem thêm: Cách đuổi côn trùng ra khỏi ngôi nhà của bạn
Xem thêm: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh tại TP.HCM
Xem thêm: ChatGPT Search sẽ cạnh tranh 'gay gắt' với Google?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận