Bí mật sinh học giúp lông chim cánh cụt không bị đóng băng
Chim cánh cụt mặc dù sinh sống trong môi trường khí hậu Nam Cực lạnh khắc nghiệt, nhưng tại sao lông chim cánh cụt không bị đông đá? Để tìm câu trả lời cho điều này, các nhà khoa học đã thực nghiên cứu và chỉ ra rằng có 2 yếu tố chính:
Vì sao lông chim cánh cụt không bị đóng băng?
Châu Nam Cực là vùng đất băng tuyết ở phía Nam bán cầu. Môi trường nơi đây rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể giảm xuống tới -40°C và sức gió đạt đến 140km/giờ. Dù vậy, đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật độc đáo, trong đó có chim cánh cụt. Thuộc bộ chim không cánh, có tập tính kiếm ăn dưới nước, làm tổ và di chuyển trên cạn, về lý thuyết thì chúng phải trở thành những “tảng băng cánh cụt” trong môi trường Nam cực. Nhưng có một điều kỳ lạ là lông chim cánh cụt lại không bao giờ bị đông đá, tại sao lại như vậy?
1. Bộ lông ‘độc nhất vô nhị’
Ngoài lớp mỡ dày, chim cánh cụt còn có 1 bộ lông rậm rạp giúp cách nhiệt cực kì tốt. Khi phóng to vào bộ lông đặc biệt này dưới kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, cấu trúc này có đặc tính kỵ nước, thậm chí có thể chống lại các giọt nước siêu nhỏ, bề mặt của sợi lông vũ được phủ những lỗ nhỏ li ti có kích thước nano, thô ráp và xếp thành hàng. Vì thế, các giọt nước có xu hướng trượt đi chứ không bị giữ lại và đóng băng trên lớp lông của chim cánh cụt
2. Chất dầu bôi đặc biệt
Theo như một số nghiên cứu, chim cánh cụt tiết ra loại chất dầu từ một tuyến đặc biệt gần gốc đuôi, hoạt động tương tự như chất chống thấm nước, chim cánh cụt sẽ dùng phần mỏ của mình bôi loại dầu này lên khắp cơ thể. Ngoài ra, loại dầu này còn có thể hoạt động như chất giảm ma sát, giúp chim cánh cụt bơi nhanh hơn dưới nước.
Xem thêm: Làm sao gà trống biết trời sáng mà gáy ò ó o?
Xem thêm: Cảnh báo: ‘Brain rot - Thối não’ có thể đang tấn công bạn mỗi ngày
Xem thêm: Ông già Noel có thật hay không? Những điều thú vị ít người biết về ông già Noel
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận