8 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 mà phụ huynh và học sinh cần biết sớm
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng
Cụ thể 8 quy chế mới ở kỳ tuyển sinh Đại học năm 2025 gồm:
1. Bỏ xét tuyển sớm, thống nhất một đợt xét tuyển
2. Quy định mới về xét tuyển bằng học bạ
3. Quy định mới quy đổi điểm tương đương về một thang điểm chung, không phân bố chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển
4. Thay đổi trong tổ hợp xét tuyển
5. Thay đổi trong việc thí sinh chọn mã phương thức và tổ hợp xét tuyển
6. Điều chỉnh quy định về chứng chỉ ngoại ngữ
7. Điều chỉnh mức điểm cộng ưu tiên
8. Quy chế mới trong nhập học theo diện xét tuyển thẳng.
- Bỏ xét tuyển sớm, thống nhất một đợt xét tuyển
Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là việc bỏ xét tuyển sớm. Thay vì giới hạn xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu như trong các dự thảo trước, tất cả các phương thức tuyển sinh sẽ được xét tuyển chung một đợt. Riêng xét tuyển thẳng vẫn được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Quy định mới về xét tuyển bằng học bạ
Các trường nếu sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển thì bắt buộc phải lấy kết quả cả năm lớp 12. Đồng thời, điểm xét tuyển từ học bạ phải có trọng số tối thiểu 25%. Để đảm bảo công bằng giữa các phương thức tuyển sinh, các trường cần công bố quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
- Quy đổi điểm tương đương về một thang điểm chung, không phân bố chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển
Các trường có nhiều phương thức tuyển sinh phải quy đổi điểm trúng tuyển tương đương và công khai theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để tránh chênh lệch lớn, đặc biệt giữa điểm học bạ và điểm thi THPT.
- Thay đổi trong tổ hợp xét tuyển
Từ năm 2025, các trường đại học không còn bị giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển đối với mỗi ngành. Tuy nhiên, tổ hợp xét tuyển phải có ít nhất 3 môn phù hợp, trong đó Toán hoặc Ngữ văn chiếm ít nhất 25% trọng số. Từ năm 2026, số môn chung giữa các tổ hợp phải chiếm ít nhất 50% trọng số xét tuyển để đảm bảo tính đồng nhất trong đánh giá năng lực thí sinh.
- Thay đổi trong việc thí sinh chọn mã phương thức và tổ hợp xét tuyển
Một thay đổi quan trọng khác là thí sinh không cần tự chọn mã phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển. Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ tự động xét tuyển theo phương thức mang lại kết quả cao nhất cho thí sinh, giúp giảm bớt áp lực và tăng khả năng trúng tuyển.
- Điều chỉnh quy định về chứng chỉ ngoại ngữ
Các trường vẫn có thể quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm xét tuyển nhưng trọng số không được vượt quá 50%. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh, đặc biệt với các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận chứng chỉ hạn chế.
- Điều chỉnh mức điểm cộng ưu tiên
Tổng điểm cộng, bao gồm điểm ưu tiên, điểm thưởng và điểm khuyến khích, không được vượt quá 10% thang điểm xét tuyển. Ví dụ, với thang điểm 30, điểm cộng tối đa là 3 điểm. Quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các thí sinh.
- Nhập học theo diện xét tuyển thẳng
Thí sinh được xét tuyển thẳng không được xác nhận nhập học sớm mà phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ.
Xem thêm: Đã có hướng dẫn nhận trợ cấp hàng tháng cho người không có lương hưu
Xem thêm: Ai được phép kinh doanh vận tải, thủ tục đăng ký xe biển vàng ra sao?
Xem thêm: Công bố danh sách tỉnh thành đạt tiêu chí, được đề xuất không cần sáp nhập
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận