Phóng to |
Doanh nhân sáng lập kiêm giám đốc điều hành Viber Talmon Marco tại văn phòng Viber Việt Nam ngày 7-5 - Ảnh: Thanh Trực |
Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) Viber, ông Talmon Marco cho biết, khi đến thị trường Việt Nam trong giai đoạn đầu tiên, Viber đã tiếp cận ba nhà mạng lớn nhất, giới thiệu với họ về Viber tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, câu trả lời hợp tác bị "bỏ lửng". Đến hiện tại, CEO Viber vẫn mong muốn hợp tác với các nhà mạng để có giải pháp "đôi bên cùng có lợi".
"Chúng tôi rất mong muốn được bắt tay cùng các nhà mạng tại Việt Nam để mang đến cho người dùng những lợi ích tốt nhất.", ông Talmon nói. "Trong thời gian tới, Viber hi vọng có thể triển khai quá trình hợp tác này với các nhà mạng tại Việt Nam để có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, cùng đẩy mạnh thương hiệu qua các dự án cụ thể."
Trong giai đoạn hiện nay, người dùng smartphone chuyển dần thói quen nhắn tin SMS truyền thống hay gọi điện thoại sang nhắn tin hay gọi bằng như Viber qua Internet, khiến doanh thu viễn thông của các nhà mạng bị "bào mòn" mạnh mẽ.
Theo số liệu thống kê vào tháng 1-2014 từ Viber Việt Nam, đến cuối năm 2013, số lượng người dùng Viber tại VN ở mức 12 triệu, dẫn đầu thị trường so với các đối thủ cạnh tranh như Line, Zalo hay WhatsApp. |
Về phía nhà cung cấp ứng dụng OTT, tuy không "chính thức" nhưng họ có thể bị "làm khó" ở nhân tố trọng yếu cho dịch vụ hoạt động, đó là đường truyền mạng Internet bị nhà mạng bóp lại teo tóp khiến chất lượng cuộc gọi hay tin nhắn ở tình trạng chập chờn. Đây cũng là lý do Viber chưa áp dụng chức năng gọi thoại video (Video Call) đã có trong phiên bản Viber trên desktop như Tango hay Skype, do đường truyền không đủ để hình ảnh truyền tải liên tục không bị gián đoạn.
Tình cảnh Các nhà mạng loay hoay ứng phó với OTT không chỉ là bài toán đau đầu chưa có giải pháp tại thị trường Việt Nam. Trên thế giới, một số nhà cung cấp ứng dụng OTT tìm giải pháp bắt tay với nhà mạng chia sẻ lợi nhuận, thử nghiệm dịch vụ gọi đến các số điện thoại không dùng ứng dụng với chi phí thấp, hoặc các gói đăng ký sử dụng mạng kèm OTT. Viber Out cũng là một dịch vụ gọi giá rẻ (tùy vào quốc gia) từ smartphone dùng Viber đến bất kỳ số điện thoại di động hay cố định.
CEO Talmon Marco cho biết, doanh thu Viber đến từ hệ cộng sinh (ecosystem), chủ yếu từ các bộ sticker (hình chèn tin nhắn) theo nhiều chủ đề đa dạng. Tương tự các ứng dụng cùng loại như Line hay Zalo, Viber sẽ mở thêm game để người dùng có thể giải trí cùng nhau trong ứng dụng và thương mại điện tử.
Phóng to |
Các bộ sticker vui nhộn, nhiều chủ đề đang là nguồn doanh thu chính của Viber - Ảnh: Thanh Trực |
Bảo mật dữ liệu riêng tư
Trả lời câu hỏi về vấn đề bảo mật và đảm bảo tính riêng tư nội dung tin nhắn, doanh nhân Talmon Marco giải thích qua cơ chế tự xóa tin nhắn văn bản trên hệ thống chỉ sau hai giây khi nó được gửi đến người nhận. Theo đó, nội dung tin nhắn chỉ nằm trên smartphone người nhận, hệ thống không lưu giữ lại. Đối với nội dung đa phương tiện như hình ảnh hay video gửi kèm, chúng được lưu trữ ngẫu nhiên trên hệ thống để không thể xác định nguồn gốc người gửi - nhận và tự xóa sau khoảng hai tuần.
Ông Talmon không nghĩ Snapchat thực sự bảo mật toàn diện như người dùng vẫn nghĩ. Thay vào bổ sung chức năng tin nhắn tự xóa sau khi người nhận xem một khoảng thời gian, Viber muốn người dùng tự quyết định với tin nhắn của mình, và việc bảo lưu hay đảm bảo riêng tư là trách nhiệm mỗi cá nhân.
Sẽ khởi kiện người phát tán tin nhắn rác qua Viber
Vừa qua, trên các diễn đàn và trang mạng có rao bán ứng dụng nhắn tin hàng loạt đến người dùng Viber mang tên "Solid Viber Marketing". Tuy được chào mời là "công cụ tiếp thị số" (marketing) nhưng thực chất đây là công cụ khai thác nền tảng Viber gửi tin nhắn rác đại trà. Để bảo vệ người dùng, ông Talmon cho biết đã xác định và sẽ kiện một số cá nhân cư ngụ tại Hà Nội đã phát triển và thương mại công cụ gửi tin nhắn rác qua nền tảng Viber.
Về phía người dùng, Viber sẽ có thêm một số tính năng cảnh báo, chống tin nhắn rác (spam) trong thời gian tới.
Phóng to |
Tin nhắn (Message) SMS truyền thống dần bị lấn át bởi các ứng dụng nhắn tin di động (OTT) như Viber, Skype, Facebook Messenger... - Ảnh: Thanh Trực |
Viber là một trong những tên tuổi lớn ở phân khúc ứng dụng nhắn tin di động dạng OTT (Over-the-Top) bên cạnh WhatsApp, WeChat hay Line, hiện có số lượng người sử dụng hơn 200 triệu tại 193 quốc gia, trong đó, có khoảng 63 triệu người dùng tại châu Á. Tháng 2 vừa qua, Công ty Nhật Rakuten chi 900 triệu USD . Theo CEO Viber Talmon Marco, Việt Nam là một thị trường quan trọng trong khu vực. Điều này được minh chứng qua việc Viber mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, một trong bốn quốc gia châu Á bên cạnh Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản có sự hiện diện của Viber. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận