Nguyên nhân gồm:
- Chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng từ chất béo. Tuy nhiên, ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân - béo phì vì các chất này khi dư thừa cũng có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ.
- Ít hoạt động thể lực cũng là nguy cơ cao gây thừa cân - béo phì. Tình trạng này thường thấy ở trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử… nhưng ít tập luyện thể dục thể thao.
- Một số nghiên cứu cho thấy ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc đẻ quá cao, lớn lên dễ bị thừa cân - béo phì.
- Yếu tố di truyền về thừa cân - béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên trong gia đình nếu cha mẹ bị thừa cân - béo phì thì con cái cũng có nguy cơ bị thừa cân - béo phì.
Thừa cân - béo phì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành như ngừng tăng trưởng sớm và dễ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, viêm khớp… Do đó, các bậc cha mẹ cần phòng tránh những nguy cơ cho trẻ. Đặc biệt, luôn phải theo dõi cân nặng của trẻ, nếu thấy trẻ tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn thì cần đưa trẻ tới khám tại cơ sở y tế, để cân đo, xác định mức độ thừa cân và hướng dẫn trẻ cách tập luyện, ăn uống hợp lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận