TTCT - Tất cả đều do sự tò mò. Tôi không biết vì sao giới trẻ giờ đây ưa dùng loại máy ảnh cầm lên là chụp (point-and-shoot) cả chục năm tuổi thay chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Tất cả đều do sự tò mò. Tôi không biết vì sao giới trẻ giờ đây ưa dùng loại máy ảnh cầm lên là chụp (point-and-shoot) cả chục năm tuổi thay chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Nỗi hoài cổ nhanh chóng biến thành đam mê, tôi mua và đổi máy ảnh, từ máy compact sang máy ống kính rời, từ DSLR (gương lật) sang mirrorless (không gương lật), từ cảm biến crop (nhỏ) sang cảm biến full frame (lớn) và loay hoay học nhập môn nhiếp ảnh.Và thế là, bỗng nhiên tôi nhận ra cuộc đời chung quanh mình đẹp hẳn ra: màu sắc rực rỡ, mọi chuyển động nhịp nhàng, gương mặt người sắc nét hơn, nhiều biểu cảm hơn…Khi học chụp ảnh, các tài liệu các ông thầy trên Internet nói nhiều về khẩu độ, tốc độ hay ISO nhưng dù trên tay không cầm máy ảnh, không nhớ gì về lý thuyết vừa học, tôi vẫn nhìn đường phố khác trước, như thể đang ngắm phố phường qua khung viewfinder. Dòng xe phóng vút qua thành một vệt sáng như thể đang chụp với tốc độ màn trập hạ thấp. Khung cảnh phố nhộn nhịp, sôi động nhưng mắt tôi dừng lại như thể zoom cận cảnh vào một ông chú đứng tuổi ngồi bên cạnh máy bơm xe, chờ khách. Nhìn những người chơi đá cầu trong công viên - một cảnh thường thấy - mắt tôi theo quả cầu, muốn bắt được khoảnh khắc nó chạm chân một anh đá vung lên. Có lẽ nếu chưa học chụp ảnh, tôi sẽ không nhìn cuộc sống chung quanh như thế.Học chụp ảnh giúp tôi quý hơn đôi mắt của mình - một tác phẩm tinh xảo của tạo hóa. Trời nắng, đứng trong bóng râm nhìn vào tòa nhà chan hòa ánh nắng, mắt ta vẫn phân biệt được dải sáng từ lề đường trong bóng râm ra tận bức tường nắng chói của tòa nhà. Nhưng loại máy tốt nhất cũng không thể nào thể hiện dải sáng đó, bức ảnh ra đời rất có thể một bên tối sầm, một bên cháy sáng. Người học chụp ảnh có thể phải loay hoay khổ sở với dynamic range trong khi người bình thường thong thả thưởng lãm phong cảnh bằng dynamic range siêu rộng của chính đôi mắt họ.Học chụp ảnh, tôi mới biết máy càng đắt tiền càng phản ánh đúng thực tế, không như điện thoại di động chụp gì cũng đẹp, cũng sáng rõ, sắc nét nhưng toàn do máy giả lập. Cho nên, nay đi trên đường phố, tôi ngắm rất nhiều nhân vật tình cờ gặp để tưởng tượng họ lên khung hình của mình sẽ như thế nào. Từ đó, mới thấy cái đẹp của một chiếc xe ba gác chở đầy rau củ đủ màu sắc, người bán đội chiếc mũ quay vành ra sau. Một chị quét rác dưới ngọn đèn đường vàng ấm. Một chú xe ôm ngồi chờ khách, mắt nhìn xa xăm. Một bông hoa lẻ loi vươn từ một sân vườn ra hè phố… Ngay cả vạch sơn trắng trên đường nhìn cũng hiện lên tương phản sắc nét hơn với nền đường nhựa đen bóng. Tất cả đều là những cảnh sắc trước đây tôi ngang qua mà không một mảy may để ý.Nhờ học chụp ảnh, tôi mới hiểu vì sao mình ghét những hình ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, bởi chúng vừa giả, vừa vô hồn, cố bắt chước màu sặc sỡ biến hóa của cuộc đời thật. Có lẽ không bao giờ hình AI đạt đến mức như hình thật, nếu nhìn ở góc độ một người xem lật giở một album phong cảnh chụp bằng máy ảnh. Thay vì say mê ngồi chế hình ảnh AI, sao không ra đường nhìn ngắm dòng chảy của đời sống thực đang trôi quanh đa dạng nhường kia?Cũng nhờ học chụp ảnh, giờ tôi xem phim khác trước. Tôi như bị cuốn hút vào từng khung hình, từng cú lia máy, từng khoảnh khắc người quay phim lấy nét ở nhân vật này, mờ nhân vật kia rồi chuyển sang nhân vật kia rõ nét hẳn. Trước đây tôi không hề để ý điều này, giờ mới thấy mắt chúng ta chạy theo chủ đích của đạo diễn. Với từng khung hình, người quay phim phải đưa ra vô vàn quyết định, khi thì zoom cận cảnh vào nhân vật, bối cảnh làm mờ đi (kiểu giới chụp ảnh gọi là xóa phông), khi thì zoom ra toàn cảnh, toàn bộ khung hình đều sắc nét. Đôi lúc chỉ biết xuýt xoa thán phục vì sao cảnh ban đêm mà họ quay giỏi thế. Đó mới chỉ là nói chuyện quay đối thoại bình thường, chưa hề nói đến các kỹ thuật hay kỹ xảo. Và tôi hiểu vì sao phần ghi nhận sau phim thường ghi "Giám đốc hình ảnh" chứ không phải chỉ đơn giản là "Quay phim".Nay tôi có thể hiểu được vì sao có những người sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu để sắm dàn máy khủng chuyên chụp chim chóc. Một chiếc máy ảnh rẻ tiền để trong túi cũng giúp mắt tôi nhìn cuộc đời khác hẳn, đầy chi tiết, đầy sáng tối tương phản; huống gì những chiếc máy ảnh giúp ta nhìn thấy những giây phút mà mắt thường hay bỏ qua hoặc không thể nhận biết kịp. Cái thế giới quanh ta kỳ diệu lắm, ngay cả những kiến trúc quen thuộc, nhìn qua ống kính vẫn tạo ra ấn tượng mới. Với tôi học chụp ảnh là học cách nhìn đời. Tags: Học chụp ảnhNhiếp ảnhChụp ảnhVăn hóa
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Đặt tên phường theo địa danh xưa, nhớ ơn người khai hoang lập ấp KHÁNH YÊN THỰC HIỆN 09/04/2025 1986 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 12/04/2025 Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Trung ương Đảng thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố).
Mỹ thông báo miễn thuế đối ứng với smartphone, máy tính THANH BÌNH 12/04/2025 Mỹ vừa loại trừ một số mặt hàng điện tử như điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính khỏi các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tám người bị khởi tố trong đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả là ai, vai trò thế nào? DANH TRỌNG 12/04/2025 Quá trình tổ chức khám xét 19 địa điểm là nhà máy sản xuất, văn phòng làm việc của các nghi phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ 84 loại sữa bột với số lượng 26.740 lon/90 lô sản xuất.
Chính phủ lập đoàn đàm phán với Mỹ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn NGỌC AN 12/04/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định số 753 ngày 12-4 về việc thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Mỹ.