TTCT - Bằng cách đắm chìm trong nỗi nhớ và lặp lại những hoạt động thân quen dễ chịu, bộ não của chúng ta xem quá khứ là một bến đỗ an toàn, vững chắc hơn nhiều so với hiện tại bất ổn hoặc tương lai xa vời. Hoài niệm. Tranh: Klaas KosterKể từ khi bắt đầu giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, rất nhiều người đã lần tìm về quá khứ tươi đẹp hòng “ăn mày dĩ vãng”, khi trong thực tại tất cả những gì họ có thể làm là quanh quẩn trong nhà hoặc lang thang trên mạng. Mọi thứ đều có vẻ dễ dàng thoải mái hơn ở thì “trước đây” khi chưa bị giam lỏng trong nhà, mất công ăn việc làm và luôn phập phồng sợ lây nhiễm.Thế giới mạng ngập tràn danh sách những bài hát xưa cũ nay được phát lại liên tục, các album của Madonna, Janet Jackson và Mariah Carey đứng đầu các bảng xếp hạng iTunes. Những trận cầu kinh điển, các vòng chung kết của giải quần vợt Wimbledon, những bộ phim truyền hình dài tập cũng được các nhà đài tranh thủ phát lại phục vụ nhu cầu hoài cổ của thế hệ khán giả trung thành một thời.Đáng chú ý nhất có lẽ là sự gia tăng đáng kể các hoạt động từ thời bà và mẹ chúng ta như thêu thùa may vá, bếp núc vườn tược, rồi cả các nhóm hội đam mê ca hát không tụ tập được cũng hẹn hát cho nhau nghe qua mạng.Hoài niệm là bản năngCô De Elizabeth, biên tập viên và là nhà văn 34 tuổi sống ở Boston, cho biết cô đã cảm thấy nhớ nhung khủng khiếp giai đoạn thập niên 1990 kể từ khi bùng dịch: “Tôi đã liên lạc với một vài người bạn từ thời trung học trong mấy tuần gần đây, một vài người trong số đó tôi đã không nói chuyện trong nhiều năm nhưng lại bắt đầu hỏi thăm nhau thường xuyên hơn trong thời gian này”. Cô còn nghe lại những bài hát mà mình từng say mê hồi còn đi học, chép lời bài hát trong nhật ký và làm vòng tay tình bạn.Theo nhà tâm lý học lâm sàng Valentina Stoycheva, hoài niệm về một điều gì đó là bản năng tự nhiên của con người khi phải đối mặt với chấn thương và căng thẳng quá mức. Chúng ta bám víu vào những trải nghiệm tích cực trong quá khứ để có cảm giác thoải mái và an tâm giữa tình trạng bất an hiện tại.“Chấn thương tâm lý lấy đi những mảng ký ức không rõ ràng của chúng ta. Nó chia dòng thời gian của chúng ta thành trước và sau sự kiện khiến ta tổn thương. Ta có nguy cơ khao khát tìm về “trước đây”, khi mọi thứ có vẻ an toàn hơn. Dù không nhận thức được quá trình này và thực hiện việc hoài niệm không chủ ý, chúng ta có thể nhận ra một số hành vi hoài cổ liên quan đến thời trang, quần áo, phim ảnh, âm nhạc. Đây có thể xem là những đối tượng chuyển tiếp” - tiến sĩ Stoycheva giải thích trên New York Times.Đối tượng chuyển tiếp có vai trò giống như một chiếc gối ghiền, mền ghiền của trẻ con, giúp chúng ta chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo trong cuộc sống hoặc giúp điều hướng các yếu tố gây căng thẳng cụ thể. Stoycheva cho rằng đối tượng chuyển tiếp làm tăng khả năng tự xoa dịu trong thời gian căng thẳng, giúp chúng ta làm quen với một thực tại mới đầy khó chịu, căng thẳng và đau thương.Trong một nghiên cứu được công bố năm nay trên tạp chí Frontiers, các nhà nghiên cứu phát hiện hoài niệm có thể giúp chống lại cảm giác cô đơn. Một nghiên cứu khác được công bố năm 2013 trên tập san Social and Personality Psychology Compass cho rằng hoài niệm thậm chí có thể tăng gấp đôi nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe tâm lý và tình trạng khỏe mạnh nói chung.Theo Florence Saint-Jean - chuyên gia về chấn thương tâm lý, để đối phó với một tình huống không mong muốn, bộ não của chúng ta thường đưa chúng ta đến những nơi mà chúng ta vô thức cho là an toàn, như những ký ức quá khứ về một kỳ nghỉ vui vẻ hay những khoảnh khắc tuổi thơ hạnh phúc khiến chúng ta cảm thấy được yêu thương.Saint-Jean khuyên nên lập một danh sách các “địa điểm” an toàn mà khi nghĩ về chúng thì ta không bị căng thẳng, lo lắng hoặc phân tán về tinh thần lẫn thể chất. “Ngay lúc này chúng ta không nhất thiết phải thấy an toàn, nhưng chúng ta có thể đưa tâm trí mình đến một nơi an toàn, điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền trong cơ thể chúng ta” - ông giải thích.Hoài niệm về... tương laiTình trạng hoài niệm có khuynh hướng xảy ra thường xuyên và hấp dẫn não bộ trong thời gian khủng hoảng. Ban đầu hoài niệm mang hàm ý khao khát được về nhà, dần dần người ta hiểu khái niệm này thành khao khát một quá khứ tốt đẹp đã bị bỏ lại phía sau.Những dạng thức mới của hoài niệm giờ đây đang ngày càng trở nên phức tạp hơn bởi chúng không chỉ đơn thuần là kỷ niệm quá khứ mà ta nhớ về nữa, theo trang The Conversation. Trong trận dịch toàn cầu hiện tại, một hình thức hoài niệm mới xuất hiện: không còn là nhìn lại tận 30 năm trước, mà chỉ là vài tháng trước đây.Ta khao khát mọi thứ được giống như ngay trước khi virus corona đảo lộn cuộc sống - tụ tập, ôm chào bạn bè người thân, đi làm như một ngày bình thường, lên kế hoạch đi chơi, đi mua sắm và ti tỉ thứ nhỏ nhặt tương tự.Khác với một giả định cơ bản của nghiên cứu về hoài niệm rằng hoài niệm là sự khao khát về một quá khứ không còn có thể được phục hồi, những nhớ mong xưa cũ thời virus corona như kể trên đều hướng về một quá khứ có khả năng xảy ra trong tương lai, khi đại dịch (rồi cũng phải) qua đi. Nói hoài niệm về tương lai là vậy.Hoài cổ vừa thôiMặc dù mang đến cảm giác thoải mái do kết nối lại được với quá khứ, nhưng hồi cố có thể ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường khi những mảng tiêu cực trong quá khứ có thể tái diễn. Chẳng hạn như vấn nạn về vai trò giới vốn từng rất lỗi thời. Trong giai đoạn cách ly, phụ nữ dành phần lớn thời gian của họ để dạy dỗ con cái tại nhà, do đó hi sinh những tham vọng nghề nghiệp của chính họ. Một số nhà xã hội học đã chỉ ra rằng điều này có thể khiến phụ nữ đi lùi lại ít nhất ba thập kỷ về mặt bình đẳng giới.Tương tự với các tiến bộ về môi trường, hiện tại người ta phải quay lại dùng xe hơi riêng thay vì phương tiện công cộng, đồ ăn giao đến nhà cũng làm tăng lượng rác thải nhựa dùng một lần khi không thể ăn ngoài.Nhưng cơn khủng hoảng tù túng do dịch bệnh này cũng là một cơ hội để nhìn nhận lại tính bền vững của hệ thống kinh tế và xã hội. Khi đại dịch đã và đang tiếp tục gây ra hậu quả tàn khốc cho những bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội, những người khác lại thấy mình có cơ hội tận hưởng sự bình yên và nhịp sống chậm rãi hơn.Họ có thể tập trung vào những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống, tìm thấy niềm vui trong tiêu dùng đơn giản, lành mạnh và bền vững hơn như đọc sách, làm vườn, chế tạo đồ đạc lặt vặt trong nhà, đi bộ đường dài và hòa mình vào thiên nhiên.Thách thức phía trước sẽ là phấn đấu để cân bằng được cả lối sống cũ và mới tính từ mốc xảy ra dịch, học hỏi từ quá khứ để có thể xây dựng một tương lai tốt hơn.■Tiến sĩ Saint-Jean cảnh báo việc hoài niệm về quá khứ cũng có mặt trái của nó, đặc biệt khi thực tế phũ phàng đang dồn bạn đến bước đường cùng khiến bạn cứ muốn ngoái nhìn về quá khứ qua một lăng kính màu hồng. Ông lý giải: “Người ta có thể tìm về những tích cực trong quá khứ để cố gắng sống sót qua khó khăn hiện tại, nhưng điều này không có nghĩa quá khứ là một nơi hoàn toàn lành mạnh.Đối với một số người, họ có thể nhớ về người yêu cũ chẳng hạn, dù bình thường có lẽ sẽ không khi nào nghĩ đến bởi họ ý thức rõ mối quan hệ cũ đó là độc hại. Bộ não chúng ta không nhớ tới những ngày bị người kia ngược đãi, thay vào đó lại chỉ nhớ những khoảnh khắc ngọt ngào hạnh phúc”.Vì thế, bản thân mỗi người phải tự ý thức rõ mình đang muốn thoát ra khỏi tình huống nào. Hãy tự hỏi: Tại sao mình lại hoài niệm về quá khứ? Tại sao mình đặc biệt khao khát hoặc mong muốn điều mình đang nhớ đến và mình hi vọng đạt được gì từ những ký ức xưa cũ này? Nếu những hồi ức ấy giữ chân chúng ta trong quá khứ và khiến ta né tránh tương lai thì đó là một vấn đề, chứ không phải giải pháp. Vì tránh né sự thật là một trong những nguyên do chính duy trì phản ứng chấn thương.Lịch sử hoài niệmCách dịch phổ biến của từ nostalgia là hoài niệm không phản ánh hết nghĩa của từ này. Theo tạp chí National Geographic, một chẩn đoán y khoa xuất hiện vào cuối chiến tranh ba mươi năm của Trung Âu (1618-1648) gọi cảm giác vừa khao khát và đau lòng là hiện tượng el mal de corazon (tạm dịch: quỷ dữ trong trái tim). Nhưng chính sinh viên y khoa người Thụy Sĩ Julian Hofer là người đã thực sự đặt ra thuật ngữ nostalgia trong luận án năm 1688 của mình bằng cách kết hợp hai từ tiếng Hi Lạp: “nostos” (sự hồi hương) và “algos” (nỗi đau khổ).Hofer đã nghiên cứu ảnh hưởng của nỗi nhớ đối với lính đánh thuê Thụy Sĩ và kết luận rằng đó là “một căn bệnh về não có nguyên nhân liên quan đến ma quỷ”. Ông mô tả các triệu chứng của nỗi nhớ bao gồm khao khát được về nhà, chán ăn, đánh trống ngực, mất ngủ và lo lắng.Ông cho rằng nỗi ám ảnh với việc xa nhà khiến những linh hồn động vật xâm nhập não của những người lính này và hủy hoại họ. Các bác sĩ quân đội Thụy Sĩ sau đó lại cho rằng nỗi nhớ là do tiếng chuông ồn ào liên hồi của những đàn bò trên dãy núi Alps làm tổn thương tế bào não và màng nhĩ của các binh sĩ, kích hoạt các triệu chứng nguy hiểm.Đến thế kỷ 19, khoa học y sinh đã chuyển sang phân loại hoài niệm là một vấn đề của tâm lý. Cộng đồng y khoa trong thời gian đó xem đây là một rối loạn tâm lý với biểu hiện trầm cảm và u sầu. Khi làn sóng nhập cư tràn vào Hoa Kỳ trong thế kỷ 19 và 20, các bác sĩ gọi hoài niệm là “chứng rối loạn tâm thần nhập cư” do người di dân héo hon tưởng nhớ về cố hương trong khi cố gắng hòa nhập với cuộc sống ở nơi mới. Tags: COVID-19Hoài niệmBi quanThời khủng hoảng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.