Đầy hơi, đau bụng và tiêu lỏng khi uống sữa có thể do không dung nạp lactose. Ảnh: Shuterstock
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội Tổng quát 2, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó Trưởng Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM cho biết, gần 70% người trên thế giới gặp phải tình trạng bất dung nạp đường lactose. Tình trạng này khá phổ biến ở người châu Á.
Lactose là loại đường đôi có nhiều trong sữa, cả sữa mẹ và sữa bò. Đường lactose trong sữa khi đến ruột non được men lactase phân cắt thành hai loại đường đơn (galactose và glucose) và hấp thu vào cơ thể.
Nếu vì lý do nào đó, lượng đường lactose và men lactase không cân xứng (lactose nhiều quá khả năng tiêu hóa của men lactase) sẽ xảy ra tình trạng kém hấp thu lactose, biểu hiện ra ngoài với triệu chứng gồm đầy hơi, đau bụng và tiêu lỏng. Tam chứng (ba triệu chứng) này gọi là bất dung nạp đường lactose.
Triệu chứng khó chịu thường diễn ra vài giờ sau sử dụng sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Tùy theo lượng lactose đưa vào cơ thể, cơ địa mà triệu chứng, mức độ khác nhau.
Trẻ em, người lớn bị bất dung nạp lactose nếu không được chữa trị đúng cách sẽ bị tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất nặng nề, dễ nhiễm trùng do giảm sức đề kháng.
Những ai dễ bị bất dung nạp lactose?
Bất dung nạp đường lactose xảy ra nhiều hơn ở người trưởng thành. Trẻ em ít bị và thường là bất dung nạp thứ phát. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn thường có những dạng sau:
Bất dung nạp lactose bẩm sinh: khi mới sinh, bé bị tiêu chảy kéo dài sau uống sữa (cả sữa mẹ lẫn sữa bò), suy kiệt dần, không tăng cân, có thể tử vong. Trước đây, sự hiểu biết về bệnh này chưa nhiều và chưa có sữa không lactose (lactose-free), hầu như bé bị bất dung nạp lactose bẩm sinh đều không qua khỏi.
Bất dung nạp lactose nguyên phát: thường xảy ra ở trẻ sau 2-3 tuổi, gặp nhiều nhất ở người trưởng thành. Lượng men lactase trong ruột non trẻ nhũ nhi rất nhiều, đủ để không xảy ra triệu chứng bất thường khi bú sữa.
Bắt đầu ăn dặm và nhất là sau 2-3 tuổi, lượng men lactase giảm dần, ở người trưởng thành, hoạt tính men lactase có thể chỉ bằng 10% so với lúc mới sinh. Do đó, triệu chứng bất dung nạp dễ xuất hiện, gặp thường xuyên khi uống lượng lớn sữa cùng lúc.
Bất dung nạp lactose thứ phát: trẻ nhỏ hay bị tình trạng này. Ban đầu, bé dung nạp lactose bình thường nhưng sau đó mắc một số bệnh lý như tiêu chảy (nhất là tiêu chảy kéo dài), viêm ruột, bị cắt một đoạn dài ruột non... làm giảm hoạt tính men lactase, từ đó xuất hiện bất dung nạp lactose.
Nếu điều trị ổn bệnh nền, lượng men lactase hồi phục thì triệu chứng bất dung nạp lactose sẽ hết.
Cách giảm đầy hơi, đau bụng khi uống sữa
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết người bị bất dung nạp lactose thường có tâm lý bỏ hẳn sữa ra khỏi thực đơn vì sữa chứa nhiều lactose là chưa đúng. Vì loại bỏ sữa hoặc ít dùng sữa kéo theo hậu quả như giảm sức khỏe xương (giảm mật độ xương, dễ loãng xương), thiếu một số vi lượng như vitamin D, A, canxi...
Trẻ em, người lớn thiếu vi chất giống như "nạn đói tiềm ẩn", khiến trẻ kém phát triển và thể chất, tinh thần. Tình trạng thiếu canxi, loãng xương không còn là bệnh của người cao tuổi mà còn gặp ở cả người trẻ Việt.
Sữa còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể nên cần đưa vào thực đơn mỗi ngày. Không chỉ người bình thường mà người bất dung nạp lactose nên uống sữa để góp phần chống chọi bệnh tật.
Bạn nên giảm lượng lactose trong sữa hoặc bổ sung men lactase để hạn chế đầy hơi, đau bụng... Giảm lactose bằng cách dùng chế phẩm từ sữa có lactose thấp hoặc không chứa lactose sẽ đơn giản hơn.
Bạn không nên uống sữa quá nhiều cùng lúc mà chia nhiều cữ nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy uống từ từ một lượng 12,5 gram lactose (tương đương một ly sữa 240 ml) thì an toàn.
Uống sữa chung với thức ăn giúp đường lactose xuống ruột non chậm rãi, đủ thời gian cho men lactase tiêu hóa sữa, từ đó giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi...
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn tư vấn người uống sữa bị đầy hơi, đau bụng nên giảm lượng lactose trong sữa để hạn chế tình trạng này. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn từng điều trị cho nhiều người bị hội chứng này. Có những trẻ bị rất nặng như tiêu chảy trên hai tuần, phân có mùi chua, hăm hậu môn... nhưng chỉ cần chuyển loại sữa bé đang uống sang sữa lactose-free, sau vài ngày, trẻ đi ngoài bình thường mà không cần dùng thuốc.
Nếu trẻ em bị bất dung nạp lactose thứ phát nên điều trị ổn bệnh nền. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể dùng sữa không chứa lactose.
Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng này, chẳng hạn như Vinamilk Flex giúp hạn chế bị sôi bụng, dễ tiêu hóa, đi tiêu phân lỏng giảm; hàm lượng canxi, vitamin D trong sản phẩm còn góp phần giúp xương chắc khỏe. Lượng chất béo giảm phù hợp với người ăn kiêng, muốn kiểm soát cân nặng.
Trẻ em, người lớn bị bất dung nạp đường lactose có thể uống sữa đều đặn để hỗ trợ tăng đề kháng, phòng bệnh.
Giảm hội chứng đầy hơi, đau bụng khi uống sữa giúp cuộc sống dễ chịu, khỏe mạnh hơn
"Sữa không chứa lactose giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bất dung nạp lactose. Người bị hội chứng này vẫn có thể sử dụng nguồn sữa để có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng. Với trẻ em, sữa không lactose điều trị nhiều trường hợp bất dung nạp lactose thứ phát hoặc rối loạn tiêu hóa khác có liên quan", PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn nói thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận