TTCT - Mariko Yugeta (64 tuổi), nữ vận động viên chạy nắm giữ nhiều kỷ lục của cộng đồng chạy bộ trên 60 tuổi, mới đây đã hoàn thành ba cuộc đua marathon với thành tích dưới 3 giờ 5 phút trong chỉ hai tuần lễ. "Yugeta là nhân vật lừng lẫy trong cộng đồng Nhật Bản, và tuổi tác với bà ấy chỉ là một con số", tạp chí Running Magazine Canada bình luận.Mariko Yugeta vẫn miệt mài chạy ở tuổi 64. Ảnh: nippon.comNhững kỷ lụcLàng thể thao thế giới từ lâu đã quá quen với việc các VĐV người Nhật lập kỷ lục về tuổi tác. Xứ sở hoa anh đào nổi tiếng về dân số già (28,2% người Nhật hiện trên 65 tuổi, tỉ lệ cao nhất thế giới), và làng thể thao của họ cũng vậy. Yugeta không phải VĐV Nhật đầu tiên thể hiện sự bền bỉ bất chấp tuổi tác.Một trong những ví dụ sống động nhất về sự nghiệp trường tồn của các VĐV Nhật là Kazuyoshi Miura - người được xưng tụng là "King Kazu" trong làng bóng đá Nhật. Đã nhiều năm qua, ông liên tục lập nên các kỷ lục mới khi vẫn miệt mài ra sân thi đấu chuyên nghiệp ở tuổi ngoài 50. Mới đây nhất, ông lại khiến làng bóng đá đỉnh cao ngỡ ngàng khi ký hợp đồng chuyển nhượng đến CLB Oliveirense ở Giải hạng nhất Bồ Đào Nha. Đây cũng là CLB châu Âu thứ ba mà Miura chơi bóng.Miura không phải là "cây trường sinh" duy nhất trong làng thể thao Nhật Bản. Năm 2015, cụ bà Mieko Nagaoka (khi đó 101 tuổi) trở thành người đầu tiên trên 100 tuổi hoàn thành cự ly bơi 1.500m. Cũng trong năm này ở môn bóng chày, tay ném Masahiro Yamamoto lập kỷ lục VĐV bóng chày lớn tuổi nhất giành chiến thắng ở một trận đấu chuyên nghiệp ở tuổi 50.Một ví dụ khác, Noriaki Kasai, 42 tuổi, đã trở thành nhà vô địch World Cup lớn tuổi nhất trong lịch sử môn trượt tuyết khi về nhất tại giải ở Ruka (Phần Lan). Còn Kimiko Date, tay vợt nữ người Nhật từng lọt vào top 4 thế giới, lại được nhớ đến khi trở thành người lớn tuổi nhất giành chiến thắng trước một đối thủ trong top 10 vào năm 2010 (khi đó, Date, 40 tuổi, đã đánh bại Samantha Stosur, trẻ hơn cô 6 tuổi). Kimiko cũng là tay vợt lớn tuổi thứ nhì trong lịch sử giành được danh hiệu WTA.Sự bền bỉ trở thành một yếu tố thương hiệu của người Nhật trong thể thao. Cụ bà Nagaoka thậm chí còn không phải là VĐV bơi chuyên nghiệp. Đến tận năm 80 tuổi, bà mới bắt đầu học bơi để… trị bệnh đau khớp gối. Còn với Yamamoto, ông từng phải vật lộn một thời gian dài với những cơn đau vì chấn thương đầu gối.Trey Hillman, HLV bóng chày người Mỹ làm việc ở Nhật Bản, chia sẻ rằng ông thấy sốc vì sự bền bỉ của những người Nhật như Yamamoto. "Tôi đã sốc khi biết rằng với một cánh tay thoái hóa dần, Yamamoto vẫn ra sân đều đặn. Anh ấy là ví dụ tuyệt vời cho tinh thần cống hiến trong thể thao".Không có gì lạ khi những môn thể thao đề cao sức bền cũng là thế mạnh của người Nhật. Marathon là một ví dụ. Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên có VĐV đoạt HCV nội dung marathon ở Olympic, và thành tích này đến cũng khá sớm (từ tận kỳ Olympic năm 1936). Với 3 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ cho cả hai nội dung nam nữ, Nhật cũng nằm trong nhóm những quốc gia chạy marathon tốt nhất lịch sử Olympic. Họ chỉ kém những "siêu cường marathon" như Kenya, Ethiopia hay Mỹ - nơi có những chân chạy vốn từ lâu đã thống trị đường đua điền kinh.Lối sống khoa học và kỷ luậtCó những nguyên lý đặc biệt trong thể thao mà giới khoa học không thể nào bỏ qua. Đó là sự khéo léo của các cầu thủ Brazil trong bóng đá, sự dẻo dai của người Kenya trên đường chạy điền kinh, và độ bền bỉ của người Nhật trong các môn đòi hỏi sức bền. Adharanand Finn - tác giả cuốn sách nổi tiếng Chạy cùng người Kenya - từng sang Nhật để tìm hiểu về văn hóa rèn luyện thể thao của dân tộc xứ mặt trời mọc.Thành tích thể thao của người Nhật thường gây tranh luận. Như môn̉ điền kinh, họ không quá mạnh khi kém xa Trung Quốc ở các nội dung chạy cự ly ngắn hoặc ném đẩy, nhưng thể lực bền bỉ lại luôn là thế mạnh của các VĐV Nhật Bản trên đấu trường quốc tế. Theo lý giải của Finn, điều này đến từ "văn hóa chạy bộ" của người Nhật."Người Nhật không quan tâm nhiều về chiến thắng. Họ phổ cập những giải chạy bộ, đặc biệt là chạy bộ tiếp sức (ekiden), rộng rãi đến người dân để phát triển phong trào. Và họ xem trọng những giải đấu này hơn cả những giải quốc tế. Trong những năm ở Nhật, tôi đã xem nhiều giải đấu và luôn thắc mắc tại sao họ không chạy nhanh nhất có thể", Finn nói.Lý giải này được nhiều chuyên gia quốc tế trên nhiều lĩnh vực thể thao khác nhau đồng thuận. HLV trưởng tuyển bóng đá Việt Nam hiện tại, ông Philippe Troussier, cũng từng nhận xét rằng các cầu thủ Nhật thiếu khao khát cá nhân, dẫn đến việc bóng đá Nhật khó lòng có được những siêu sao rực sáng trời Âu như Hàn Quốc. Nhưng bù lại, lối sống kỷ luật, chăm chỉ và khoa học từ nhỏ giúp họ có một sự nghiệp lâu dài.Có một sự liên kết chặt chẽ giữa ngành thể thao và giáo dục của Nhật. Hằng năm, Japan Sports Agency - một công ty trực thuộc Bộ Thể thao Nhật - thực hiện những cuộc khảo sát về thể lực trẻ em Nhật thông qua các bài kiểm tra ở trường, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục thể chất. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ ở Nhật đã quen với cuộc sống thể thao một cách khoa học và lành mạnh.Giáo sư Shigeru Yamamoto của Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng châu Á cho biết Chính phủ Nhật Bản có chính sách rõ ràng về chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ em, giúp trẻ em Nhật sớm có ý thức về việc ăn uống lành mạnh. Đây có thể xem là tiền đề cho sự bền bỉ của người Nhật. Nói khái quát, hầu hết người dân Nhật đã sống cuộc sống kỷ luật và khoa học của VĐV từ khi còn nhỏ.Trong số đó, những Miura, Yugeta hay Yamamoto có thể không quá nổi trội trên đấu trường thể thao quốc tế, nhưng nói về di sản lâu dài, họ là những ngôi sao đích thực.■ Văn hóa "ăn vừa phải"Bữa ăn của người Nhật từ lâu đã là một chủ đề khoa học thú vị. Trong đó, khái niệm "ăn vừa phải" - được đặt ra từ thời Edo - nắm vai trò chủ đạo. "Ăn vừa phải" nghĩa là ăn cho đến khi cảm thấy hài lòng, nhưng không thật no. Theo tiến sĩ Daisuke Koya của Đại học Y Kanazawa, mức ăn 70% so với ăn thật no sẽ tốt hơn cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, việc chia bữa ăn thành món chính và các món ăn kèm theo kiểu truyền thống của người Nhật cũng giúp điều tiết lượng thức ăn tốt hơn. Các bữa ăn của người Nhật thường có rất nhiều rau tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời lại ít đường và chất béo động vật. Tags: Người Nhật chạy bộChạy bộBền bỉNgười cao tuổiNhật bản
Metro định hướng cho tương lai đô thị ts nguyễn ngọc hiếu (Trường đại học Việt Đức) 25/12/2024 1607 từ
Sau khi cả nghìn nhân sự nghỉ việc, Thế giới di động mua lại khối tài sản giá ‘hời’ BÌNH KHÁNH 28/12/2024 Sau khi mua lại lượng cổ phiếu ESOP (cổ phiếu thưởng) của các nhân viên nghỉ việc với giá bằng 1/6 thị trường, Thế giới di động đã có thông báo giảm vốn điều lệ tương ứng.
HLV Singapore: 'Đối đầu với tuyển Việt Nam rất khó' NGUYÊN KHÔI 28/12/2024 Phát biểu trước trận bán kết lượt về ASEAN Cup 2024, HLV Tsutomu Ogura cho biết đối đầu với tuyển Việt Nam rất khó. Nhưng Singapore đã có sự chuẩn bị cho điều này.
Tuyển Việt Nam đừng quá phụ thuộc vào Xuân Son NGUYÊN KHÔI 28/12/2024 Chiến thắng 2-0 trước Singapore ở trận bán kết lượt đi giúp tuyển Việt Nam có ưu thế cho trận lượt về trên sân Việt Trì vào ngày 29-12 tới.
Bỗng dưng phải 'gánh nợ' vì bị đánh cắp thông tin cá nhân DANH TRỌNG 28/12/2024 Đường dây tội phạm này lấy thông tin cá nhân một số người dân, dùng các thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn khống khiến nhiều người bỗng dưng phải 'gánh nợ'.