Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
"Vì tôi có thể" là câu trả lời kiêu hãnh mà người siêu giàu có thể dùng với bất kỳ câu hỏi nào bắt đầu bằng "tại sao lại…". À, thế tại sao mua đứt một hòn đảo?
"Người ta đã có du thuyền, máy bay riêng, và giờ họ muốn sở hữu một hòn đảo" - John Christie, chủ tịch Christie’s International Real Estate, công ty bất động sản thuộc Sàn đấu giá Christie’s, nói với The New York Times.
Mua đứt hoặc thuê đảo, một loại hình thương mại công khai, hợp pháp, ngày càng phổ biến.
Và cũng tăng lên theo là các quan ngại về ảnh hưởng của thị trường mua bán đảo này lên hệ sinh thái đại dương, nhất là khi hầu hết các đảo đều có tình trạng thiên nhiên nguyên vẹn, chẳng hạn quần thể 100 hòn đảo có rạn san hô vòng của Indonesia sắp được đấu giá.
Nhà Sotheby’s sắp tới sẽ tổ chức đấu giá Widi Reserve - quần thể trên 100 đảo nhỏ chưa có người ở của Indonesia từ ngày 8 đến 14-12.
Không có giá khởi điểm - bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tham gia, miễn là đặt cọc 100.000 USD để chứng tỏ nghiêm túc. Luật Indonesia không cho phép tư hữu đảo, nhưng ai cũng có thể sở hữu cổ phần trong công ty được cấp phép phát triển trên các hòn đảo đó.
Người thắng đấu giá sắp tới vì thế thực chất sẽ sở hữu cổ phần của PT. Leadership Islands Indonesia (LII), một công ty holding đã được cấp phép phát triển trên các đảo thuộc Widi Reserve.
Theo tạp chí Penta, ấn phẩm dành cho người giàu của tuần báo Mỹ Barron’s, việc sở hữu đảo đã trở nên dễ dàng hơn trong 15 năm gần đây nhờ các tiến bộ công nghệ về khử mặn, pin mặt trời, ắc quy và máy phát điện, cũng như hệ thống vệ tinh để cung cấp định vị, Internet.
Điều này giúp những đảo từng không thể sống được trở thành sản phẩm hoàn hảo để đưa vào thị trường mua bán đảo ngày càng sôi động: mỗi năm có khoảng 30 giao dịch sở hữu đảo được thực hiện, FT dẫn lời Farhad Vladi, một người buôn đảo từ những năm 1970, cho biết.
Nhiều hòn đảo được rao bán không có sẵn cơ sở hạ tầng, và "chúa đảo" tương lai không chỉ phải xây nhà mà còn phải lắp đặt các hệ thống bơm nước, điện, xử lý rác thải và nhiều hạ tầng khác trước nếu muốn ra đó sống.
Tất nhiên, còn phải kể đến chi phí đi lại, vận chuyển vật tư, nhân công từ đất liền ra. Tiền phát điện cho một số hòn đảo có thể lên tới 1 triệu USD/năm, và phải tốn thêm ít nhất 100.000 USD để thuê đội ngũ giúp việc, coi sóc đảo.
Tất cả những điều này không ngăn được sức hấp dẫn của việc sở hữu một hòn đảo với những người muốn "tìm kiếm mức độ sang trọng và riêng tư cao nhất", theo Penta.
"Mỗi khi khách hàng tìm đến chúng tôi, họ luôn muốn một hòn đảo chứ không hứng thú với quần đảo vì không muốn có hàng xóm" - Chris Krolow, nhà sáng lập sàn mua bán và cho thuê đảo tư nhân trực tuyến Private Islands Inc, nói với FT hồi năm 2018.
Những người nổi tiếng, nhiều tiền lắm bạc vốn vẫn luôn muốn tìm kiếm sự riêng tư và an toàn; khi đại dịch COVID-19 xảy ra và cần "giãn cách xã hội", họ nhận thấy việc mua đảo bỗng trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.
Margaret Muir, một nhà môi giới của Hãng môi giới bất động sản cao cấp William Pitt Sotheby’s International Realty, xác nhận với Penta "doanh số bán đảo tư nhân đã tăng vọt" khi đại dịch đến.
Năm 2021, riêng Muir bán được 4 hòn đảo, 3 trong số đó thuộc quần đảo Thimble ngoài khơi bang Connecticut (Mỹ).
"Người mua trước đây thường là người có kỷ niệm thơ ấu hay quan hệ gia đình gắn với quần đảo Thimble, nhưng trong đại dịch, chúng tôi đã phải tổ chức ‘xem hàng trực tuyến’ cho người mua tiềm năng từ khắp nơi trên thế giới" - ông nói. Theo Muir, các đảo ở Thimble từng khá hoang sơ, nhưng sự tiện nghi giờ đã bắt đầu xuất hiện.
"Tuy nhiên, nơi này vẫn giữ được sự độc đáo và vẻ đẹp diệu kỳ vì bạn có được sự bình yên và tĩnh lặng từ hòn đảo của riêng mình, trong khi vẫn thấy bờ và các đảo khác trong tầm mắt" - ông nói.
Theo Krolow, diện tích và vị trí không phải là tiêu chuẩn chính để chọn đảo, mà là tính kết nối viễn thông.
Người mua sẽ hỏi ‘tôi có thể làm việc từ hòn đảo đó không’ trước khi xuống tiền. Có rất nhiều người thuộc giới tỉ phú đang sống ở Bahamas.
"Họ bỏ 20 triệu USD mua đảo và dễ dàng ném thêm 70 triệu USD vào đó, bao gồm việc xây cả đường băng riêng" - Krolow giải thích với Insider.
Mặc dù Bahamas đang là thị trường đảo tư nhân sôi động, người mua tiềm năng đang lo ngại về các rủi ro gắn với mực nước biển dâng và các cơn bão. "Một hòn đảo có thể là một mảnh thiên đường song cũng có thể là một trời địa ngục" - Krolow nói với Insider.
Ngược lại, người mua cũng bắt buộc tuân thủ nhiều quy định về phát triển hạ tầng của chính quyền sở tại, cam kết sẽ làm đảo tốt hơn thay vì tàn phá nó.
Hãng du thuyền hạng sang Royal Caribbean International mới đây đã công bố kế hoạch chi 200 triệu USD phát triển hạ tầng trên đảo CocoCay thuộc Bahamas để đưa khách đến nghỉ dưỡng, làm dấy lên lo ngại về tác động của nó với hệ sinh thái.
Theo Vladi, đã có nhiều nỗ lực từ một số tổ chức phi chính phủ nhằm bảo vệ các hòn đảo. Một trong số đó là Nova Scotia Nature Trust, hiện đang tích cực bảo vệ quần đảo gồm hơn 100 đảo nhỏ, trải dài 30km dọc bờ biển tỉnh Nova Scotia của Canada.
Theo giám đốc điều hành Bonnie Sutherland, các đảo ở xa phía nam của quần đảo này đã bị ảnh hưởng nặng nề do phát triển hạ tầng. "Việc các hệ sinh thái bị hủy hoại hoàn toàn diễn ra khá thường xuyên - những khu rừng xinh đẹp trên các đảo đó bị xóa sổ và trở thành bãi cỏ của một vài người" - bà nói với FT.
Các doanh nghiệp địa phương cũng lo ngại việc đánh cá với quy mô công nghiệp sẽ làm cạn kiệt trữ lượng cá hồi ở vùng biển này.
Nova Scotia Nature Trust đã vận động được 5,4 triệu USD từ năm 2014 và "cứu" được 85% của quần đảo này, bằng cách mua lại đảo và thuyết phục những người mua hiểu chuyện khác đồng ý tuân thủ các giới hạn về môi trường khi sử dụng đất.
Toàn bộ khu vực rộng 100km2 này nằm trong một khu bảo tồn biển, với rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, đầm phá, hồ và bãi biển. Các công trình xây dựng trong tương lai đều phải tuân thủ yêu cầu của một khu nghỉ dưỡng hoặc nhà ở thân thiện với môi trường - phải gần với chuẩn 100% thiên nhiên và bền vững nhất có thể.
"Bất kỳ hoạt động phát triển hạ tầng nào diễn ra cũng sẽ phải tuân thủ quy định và hướng dẫn quy hoạch, theo thỏa thuận với Chính phủ Indonesia.
Các hoạt động cũng sẽ được giám sát chặt chẽ" - Zachary Wright, phó chủ tịch phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của Sotheby's Concierge Auctions, nói với Forbes.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận