11/12/2014 08:00 GMT+7

​Vì sao khớp gối, khớp cột sống dễ “đổ bệnh”?

Nguồn: benhxuongkhop.vn
Nguồn: benhxuongkhop.vn

Khớp gối và cột sống là những khớp quan trọng nhất trong hệ xương khớp của con người. Chúng đảm nhận vai trò nâng đỡ cơ thể, đồng thời, giúp chúng ta có thể di chuyển và thực hiện nhiều động tác như cúi, ngửa, xoay…

Tuy nhiên, đây cũng chính là những khớp có nguy cơ thoái hóa cao nhất.

Dễ thoái hóa vì phải gánh trọng lượng lớn

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và hệ thống bao khớp – dây chằng bị tổn thương và phá hủy. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do sự lão hóa của mô (thể nguyên phát) hoặc xuất hiện sau chấn thương (thể thứ phát) và thường xuất hiện ở các khớp lớn chịu sức nặng của cơ thể.

Theo thống kê, có khoảng trên dưới 50% trường hợp thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra ở khớp liên đốt sống, tỷ lệ này ở khớp gối là 13%, khớp háng là 8%, khớp liên đốt ngón tay là 6%, còn lại các khớp khác là 20%.

Lý giải nguyên nhân vì sao khớp liên đốt sống và khớp gối dễ bị thoái hóa, các bác sĩ cho rằng: Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể, bao gồm 33 đốt sống được xếp chồng lên nhau tạo thành một hệ thống linh hoạt giúp con người thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, xoay…

Do phải gánh toàn bộ trọng lượng của đầu và nửa thân trên, có góc quy lớn nên đốt sống cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ bị thoái hóa nhất.

Khớp gối, khớp cột sống là 2 khớp dễ bị thoái hóa nhất

Các nghiên cứu cho thấy đốt sống cổ phải chịu tác động của 7,5kg lực/cm2, còn đốt sống thắt lưng là 15kg/cm2 khi nằm, 80kg lực/cm2 khi ngồi, 160kg lực/cm2 khi đứng, khi bê vật nặng 20kg thì trọng tải lên tới 200-220kg lực/cm2 đốt sống.

Còn khớp gối là một khớp chính của cơ thể, không chỉ phải “gánh” trọng lượng của toàn bộ cơ mà còn là khớp vận động nhiều nhất, nằm ở nông nên rất dễ bị chấn thương và thoái hóa.

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như mọc gai xương, cứng khớp, vẹo cột sống, hẹp ống sống, thậm chí có thể bị liệt nếu không được điều trị kịp thời.

Phục hồi thoái hóa khớp bằng Cao rắn hổ mang

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, để phòng tránh và giúp phục hồi bệnh thoái hóa khớp một cách hiệu quả, trước tiên, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải; Cần duy trì luyên tập thể dục thể thao đều đặn nhưng tránh các động tác có hại cho xương khớp như: ngồi xổm, vặn mình, bê vác nặng, ngồi không đúng tư thế….

Đặc biệt, có thể bổ sung acid amin và các dưỡng chất có tác dụng hấp thu và tăng cường chất hoạt dịch tại các khớp xương thông qua các sản phẩm được bào chế từ Cao rắn hổ mang để giúp phòng và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong Cao rắn hổ mang có chứa một lượng lớn acid amin giúp cơ thể tổng hợp các Proteoglycan.

Các Proteoglycan không chỉ có tác dụng hấp thu nước và chất dịch để bôi trơn, làm giảm đau các khớp xương mà còn giúp tăng cường chất dịch giúp làm chậm quá trình lão hóa, tái tạo, phục hồi các tổn thương tại khớp và giải quyết triệt để các chứng viêm.

Hơn nữa, Cao rắn hổ mang còn chứa nhiều canxi, saponozit, protit và dinh dưỡng cần thiết giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tái tạo sụn khớp và phục hồi ổ viêm.

Để được tư vấn về bệnh xương khớp, vui lòng liên hệ 1900 63 64 68 hoặc 04 3995 3901 hoặc truy cập website www.bachxa.vn.

TOWYaR0d.jpg

Viên khớp Bách Xà được chiết xuất từ Cao rắn hổ mang, bổ sung Cao xương dê, Glucosamin, Collagen typ II và các thảo dược quý.

Công dụng: - Hỗ trợ điều trị giảm đau mỏi các khớp, thấp khớp, đau dây thần kinh tọa, đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, đau cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. - Bổ sung dịch bôi trơn khớp, giúp thoải mái vận động. Phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, khô khớp, cứng khớp.

Cách dùng: Ngày uống 4-6 viên, chia 2 lần, sau bữa ăn 30 phút. Đợt dùng ít nhất trong 2 tháng, sau đó có thể duy trì thường xuyên 2 viên chia 2 lần.

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Nam Dược Địa chỉ: Lô M13 (C4-9), Khu Công nghiệp Hòa Xá, TP Nam Định, Tỉnh Nam Định Số GPQC số: 489/2014/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Nguồn: benhxuongkhop.vn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên