Nhưng ở phương tây lại có trường phái ngược lại, không ăn thực phẩm nguyên vỏ, tại sao vậy?
Người Nhật có thực dưỡng Oshawa với ba nguyên liệu thực phẩm cơ bản là gạo lứt, muối mè và miso (tương đậu nành), kết hợp cùng ngũ cốc, rau củ, và uống các loại trà như trà thảo mộc. Cách ăn uống này nhằm tạo ra quân bình âm dương trong thức ăn khi đưa vào cơ thể.
Thực dưỡng yoga (bắt nguồn từ Ấn Độ) được thực hiện bởi các nguyên liệu sữa, bơ, phô-mai, ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả tươi. Sữa bổ sung lượng đạm cho cơ thể để thay thế thịt, xương động vật. Rau củ quả và trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ.
Tuy nhiên trong khoảng 50 năm trở lại đây các nước phương Tây rộ lên một trường phái có tên gọi Paleo Diet lại cho rằng ăn thịt, hải sản, trứng và các loại rau nhưng không ăn những thực phẩm còn nguyên vỏ.
Những bất lợi của thực phẩm nguyên vỏ
Lâu nay chúng ta “ca ngợi” gạo lứt, các loại hạt có tới 10 lợi ích đối với sức khỏe (giảm cholesterol, nhiều selenium, nhiều ma-giê, can-xi, tăng chất xơ, chống lão hóa, giúp cân bằng đường huyết, giảm cân). Tuy nhiên trường phái Paleo Diet lại công bố rằng chúng cũng chứa những chất có hại là Phytic Acide, các Enzyme Inhibitors và saponine.
Phytic Acid là thứ vào cơ thể sẽ bám vào những vi chất có lợi (can-xi, ma-giê, ka-li) khiến ruột không thể hấp thu những chất này vào máu. Thế là tưởng như ăn gạo lứt, muối mè, đậu phộng rồi đậu que… thì dinh dưỡng cân bằng, ai dè những chất giúp khung xương cứng chắc hay quan trọng với tim như ka-li lại bị đẩy xuống ruột già rồi chờ mỗi sáng… gặp gỡ ở điểm hẹn là bồn cầu.
Enzyme Inhibitor ngay tên gọi đã là ức chế (inhibitor). Nó ngăn cản các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
Saponin trong các loại đậu tạo ra vị chát. Khi hàm lượng saponin quá cao (sữa đậu nành đun chưa đủ nhiệt độ) sẽ trở thành tác nhân làm tan máu, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt và các triệu chứng khác. Thế là ăn kiêng lại gây ra tình trạng thiếu hụt các chất cần thiết.
Mới đây các nhà khoa học còn tìm thấy gạo lứt có chứa Arsenic với tỷ lệ gấp đôi gạo trắng. Arsenic là một độc chất có trong phần cám của gạo lứt, nếu dùng thường xuyên có thể gây ra bệnh ung thư, như ung thư gan, phổi, thận, và ung thư bàng quang…
Cám chứa chất xơ xù xì và cứng chắc, chà xát lâu ngày trên thành ruột, chúng có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây ra chứng “leaky gut” (hội chứng rò rỉ ruột) bởi nó có thể làm trầy, hoặc xé rách lớp màng trên thành ruột, khiến cho những mẩu đồ ăn chưa tiêu hóa, vi trùng, độc chất… có thể theo đó len lỏi ra dòng máu, gây ra những triệu chứng bệnh như dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch…
Cách khắc phục
Nếu đọc xong đoạn này mà chúng ta loại ngay những món ăn quen thuộc, thì các bà nội trợ sẽ chẳng biết mua gì bởi nhìn đâu cũng thấy độc hại. Chúng ta vẫn ăn được những thực phẩm nguyên hạt với điều kiện là làm đúng cách chế biến.
Ngâm đậu, ngâm gạo lứt là cách loại bỏ những thành phần độc hại nằm ở phần vỏ của chúng. Nhiều người đã “ngâm” nhưng không biết thời gian cần thiết là bao lâu?
Có ba điểm cơ bản: thời gian, nước và nhiệt độ ngâm.
-Thời gian phải từ 6-7 giờ tức là bạn định ăn cơm gạo lứt nên ngâm từ tối hôm trước. Ở Nhật người ta khuyến khích ngâm 24 giờ.
-Nước bao giờ cũng phải ngập bên trên gạo một lóng tay (một đốt).
-Nhiệt độ của nước tốt nhất là 60 độ C.
Sau khoảng 2 giờ đầu bạn đổ nước đi và thay nước nóng mới. Trước khi nấu đổ nước đã ngâm (chứa những chất bất lợi) và thay bằng nước mới. Làm được như vậy thì bạn vẫn ăn những thực phẩm nguyên vỏ ngon lành mà lại phát huy được những ưu điểm của chúng.
Còn nữa, khi ăn những thực phẩm nguyên vỏ có một nguyên tắc không được quên là “ăn chậm, nhai kỹ” mới đảm bảo quá trình tiêu hóa dễ dàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận