28/03/2025 15:14 GMT+7

Vì sao động đất ở Myanmar mà TP.HCM, Hà Nội rung lắc?

Theo lãnh đạo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, trận động đất ở Myamar là trận động đất mạnh có vùng ảnh hưởng lớn nên lan truyền tới các tòa nhà cao tầng ở khu vực xung quanh.

động đất - Ảnh 1.

Liên quan đến trận động đất mạnh 7,3 độ (độ lớn M) xảy ra ở Myanmar gây rung lắc ở TP.HCM và Hà Nội, trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 28-3, ông Nguyễn Xuân Anh, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học trái đất (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết đơn vị vẫn đang theo dõi trận động đất này.

Lý giải về việc động đất ở Myanmar nhưng TP.HCM hay Hà Nội có rung lắc, ông Xuân Anh cho biết về cơ bản, các trận động đất lớn, có vùng ảnh hưởng rất rộng, lan truyền đến các thành phố lớn và thông thường các thành phố lớn có nhiều công trình nhà cao tầng nên rất nhạy cảm với các rung lắc.

Nhiều tòa nhà ở TP.HCM, Hà Nội rung lắc sau trận động đất 7,7 độ tại Myanmar

"Ảnh hưởng của động đất phụ thuộc vào khoảng cách, nền đất và công trình. Với trận động đất ở Myanmar thì khoảng cách xa nên ảnh hưởng tới TP.HCM hay Hà Nội là yếu" - ông Xuân Anh nói thêm.

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, khoảng 13h30 ngày 28-3, tại Myanmar xảy ra một trận động đất mạnh 7,3 độ (vị trí khoảng 21,71 độ vĩ Bắc, 96,02 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.

Tại TP.HCM, chiều cùng ngày, nhiều người dân trong các tòa nhà cao tầng ở quận 1, Phú Nhuận, quận 11... cho biết họ cảm nhận nhà cửa rung lắc, phải chạy ra ngoài.

Tại Hà Nội, nhiều tòa nhà ở Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Hà Đông... cũng ghi nhận rung lắc mạnh.

Sống tại tầng 16 của một căn chung cư ở Hà Nội, anh Lượng cho biết thời điểm khoảng 13h20, tòa nhà của anh rung lắc mạnh khiến nhiều người hoảng sợ.

"Từ bé đến giờ mới cảm nhận động đất rõ thế các bác ạ, tầng 16 mà nó cứ lắc lư. Giờ vẫn còn chưa hoàn hồn", anh Lượng chia sẻ.

Còn chị Hương Giang sống tại tòa nhà Garden An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) nói: "Ở trên tầng cao bỗng nhiên thấy đồ đạc trong nhà rung lắc mạnh trong 5 phút, thực sự quá đáng sợ".

Viện Các khoa học trái đất đánh giá trận động đất này có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0 đối với nước ta.

Nếu xảy ra tại Việt Nam, các trận động đất mạnh 7 - 7,8 độ được đánh giá là các trận động đất lớn.

Các trận động đất này có khả năng gây hư hại nhiều hoặc tất cả các công trình xây dựng trên nhiều vùng. Một số công trình bị sụp đổ một phần hoặc sụp đổ hoàn toàn hoặc bị hư hại nghiêm trọng.

Ở mức độ này, các công trình được thiết kế tốt cũng chắc chắn bị hư hại, người dân có thể cảm nhận được động đất trên những vùng rất rộng lớn. Ngưỡng thiệt hại về người có thể từ 0 - 250.000 người.

Tần suất xuất hiện trung bình trên toàn thế giới mỗi năm từ 10 - 20 trận.

Vì sao động đất ở Myanmar mà TP.HCM, Hà Nội rung lắc? - Ảnh 2.Rung chấn động đất Myanmar lan tới nhiều nước, sập nhà cao tầng ở Thái Lan

Trận động đất chiều 28-3, với tâm chấn ở Myanmar đã gây ra rung chấn mạnh, có thể cảm nhận được tại Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt nó còn khiến nhiều tòa nhà ở Thái Lan rung lắc mạnh, có tòa nhà đã sụp đổ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên