Thế nhưng, hai năm nay, câu trả lời thường nghe từ học sinh và phụ huynh là “để xem điểm thi thế nào rồi mới quyết định”.
Năm nay, hai người bạn của tôi có con thi tuyển sinh ĐH. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua của hai cháu đều ở mức khá. Thế nhưng đến nay cả hai cháu đều chưa nộp hồ sơ chính thức vào ĐH nào, mặc dù cả hai đều trúng tuyển vào 1-2 trường ĐH.
Lý giải về điều này, hai người bạn của tôi đều có chung một câu trả lời. Đó là khi đăng ký xét tuyển ĐH đợt 1, gia đình và cả hai cháu đều không chắc chắn với số điểm đó các cháu có thể vào được ĐH mình mong muốn hay không, nên đã chọn “giải pháp an toàn” là chọn ngành của một trường ĐH chưa đúng với mong muốn lắm.
Thế nên, khi những thông tin được cập nhật thường xuyên, các trường tuyển sinh đều thiếu chỉ tiêu, hạ điểm chuẩn; gia đình và các cháu đã quyết định không đăng ký xác nhận nhập học vào trường ĐH đã trúng tuyển mà chờ nộp hồ sơ để xét tuyển bổ sung vào ngành, vào ĐH khác mà các cháu và gia đình mong muốn nhưng trước đó không dám đăng ký.
Con tôi vừa bước vào lớp 12, năm 2017 cháu sẽ vào ĐH. Hai năm nay, cha con tôi luôn theo dõi việc tuyển sinh.
Cháu hỏi tôi: “Năm tới, TP.HCM được xét tốt nghiệp THPT, nhưng còn xét ĐH thế nào ba? Con thấy sao rối quá!”.
Tôi chỉ biết trả lời cháu: “Ba cũng không biết con à, vì mỗi năm một kiểu như con thấy đó”.
Phụ huynh và học sinh như cha con tôi luôn mong muốn một kỳ tuyển sinh mà ngay từ đầu bản thân học sinh phải xác định được mình muốn làm nghề gì, phải vào ĐH nào để mà cố gắng phấn đấu. Cách tuyển sinh như hiện nay thật rối rắm.
Và kiểu vào ĐH phụ thuộc điểm số chứ không phải vì mong muốn, sở thích sẽ khiến các cháu chán nản, không thích học, không cố gắng vì ngành học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận