09/04/2024 13:23 GMT+7

Vì sao chặt 10 cây thông đèo Prenn Đà Lạt, còn cách nào khác?

CÔNG DŨNG
và 1 tác giả khác

Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao cơ quan chức năng Lâm Đồng phải đốn hạ 10 cây thông trên đèo Prenn Đà Lạt để ngừa sạt lở, có cách nào khác không?

Hàng thông ở mép ta luy dương đèo Prenn Đà Lạt trước khi bị đốn hạ - Ảnh: M.V.

Hàng thông ở mép ta luy dương đèo Prenn Đà Lạt trước khi bị đốn hạ - Ảnh: M.V.

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, sáng 2-4 cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã đốn hạ 10 cây thông nguyên sinh trên đèo Prenn Đà Lạt.

Còn cách nào tối ưu hơn chặt 10 cây thông ở đèo Prenn Đà Lạt?

Bạn đọc Lien bày tỏ: "Tui hiểu là cây thông gây nguy cơ ngã đổ, nhưng cây này bị đốn hạ thì không giữ đất, rồi dần dần nhiều cây khác cũng sẽ bị đốn sâu vào bên trong. Có biện pháp nào không gây mất an toàn mà giữ rừng không? Vấn đề nữa là gỗ từ những cây thông này sẽ đi đâu, làm gì?".

"Tại sao không cưa ngắn thân cây đi tránh gió thổi ngã là được, cây vẫn sống và giữ đất được, ai quyết định này vậy?" - bạn đọc Hùng thắc mắc.

Thông bị đốn hạ rất lớn, được đánh giá gây nguy hiểm cho người đi đường trong mưa lớn, gia tăng nguy cơ sạt lở - Ảnh: M.V.

Thông bị đốn hạ rất lớn, được đánh giá gây nguy hiểm cho người đi đường trong mưa lớn, gia tăng nguy cơ sạt lở - Ảnh: M.V.

Theo bạn đọc Đỗ Nam Trung, "nếu không làm bờ ta luy thì có thể nghiên cứu trồng tre hoặc cỏ để giữ đất mà không làm giảm diện tích thẩm thấu nước".

Thêm một góp ý, bạn đọc Duc Nguyen kể: "Năm ấy tôi sang Đài Loan, họ làm các tảng bê tông ốp vào ta luy, ở giữa có khoét đặt một ống dẫn nước. Họ giải thích mưa xuống thấm vào đất làm đất mất ổn định, dễ sạt lở nên đưa các ống dẫn nước ra mương thoát, trên ta luy họ vẫn giữ cây.

Tự hỏi Đài Loan làm được, tại sao Việt Nam lại chọn chặt cây nhỉ, trong khi Đài Loan thường có nhiều vụ động đất hơn?".

Yêu cầu làm rõ

Ngày 9-4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có chỉ đạo hỏa tốc đến UBND TP Đà Lạt liên quan việc đốn hạ thông rừng nguyên sinh ở đèo Prenn Đà Lạt để đề phòng sạt lở và giảm thiểu thiệt hại do mưa đầu mùa gây ra. 

Tại chỉ đạo của mình, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND TP Đà Lạt làm rõ việc đốn hạ thông có phải là giải pháp tối ưu, có phải là phương án cần thiết phải lựa chọn hay không?

Khu vực đốn thông ở mép ta luy đã xảy ra sạt lở trong trận mưa đầu mùa và tiếp tục có nguy cơ sạt lở - Ảnh: M.V.

Khu vực đốn thông ở mép ta luy đã xảy ra sạt lở trong trận mưa đầu mùa và tiếp tục có nguy cơ sạt lở - Ảnh: M.V.

Hiện UBND TP Đà Lạt đang rà soát vụ việc. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình giao thông tỉnh Lâm Đồng, đốn hạ thông ở đèo Prenn Đà Lạt là bất đắc dĩ, buộc phải làm để hạn chế tai nạn nghiêm trọng do sạt lở, mưa lớn đầu mùa gây ra. 

Việc đốn thông được thực hiện khẩn cấp ngay sau vụ sạt lở nhỏ (ngày 31-3) xảy ra ở khu vực ta luy cao hơn 12m khu vực đường đèo; đã được hội ý kỹ theo quy trình xử lý khẩn cấp và đều được lập biên bản, kiểm đếm đầy đủ. 

"Nếu không đốn, những cây thông lớn ở mép đất ta luy đèo Prenn có thể đổ ập xuống trong mưa lớn gây hậu quả khó lường", một thành viên trong đoàn thực hiện công tác đốn hạ thông rừng ngày 1-4 cho biết.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại hiện trường, các cơ quan chức năng không đốn thông ồ ạt. Đốn cây nào, ở vị trí nào đều được thảo luận kỹ. Sau khi đã đánh dấu những cây thông cần phải hạ thì lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành đóng đèo Prenn trong vòng 1 giờ để đảm bảo an toàn.

Đèo Prenn Đà Lạt thông xe toàn tuyến ngày 31-1Đèo Prenn Đà Lạt thông xe toàn tuyến ngày 31-1

UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất cho thông xe toàn tuyến đèo Prenn Đà Lạt vào 8h ngày 31-1.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên