“Tôi có ba đứa con trai, hai đứa lớn đã ngoài 30 tuổi, đứa út 18 tuổi. Con tôi đứa nào cũng hiền lành, học giỏi, thi đậu đại học ngay năm đầu. Hai con lớn có việc làm ổn định. Cuộc sống của tôi hiện tại có lẽ là ước mơ của nhiều gia đình.
Nhưng có ai biết rằng vợ chồng tôi đã âm thầm chịu đựng sự vô tâm của hai đứa con lớn. Ngoài công việc ở cơ quan, chúng chưa bao giờ quan tâm tới gia đình. Đồ đạc trong nhà hư hỏng, cần thay thế... chúng đều không hề để mắt đến. Ba cháu - 60 tuổi - phải làm, làm không được thì tự ông đi kêu thợ sửa. Còn tôi đến tuổi này mà hằng ngày còn phải nấu nướng cho cả nhà, giặt giũ cho chúng. Ngay cả quần áo, tư trang cá nhân, chúng cũng không dọn dẹp, cha mẹ thấy gai mắt thì tự làm; có khuyên nhủ, la mắng cỡ nào chúng cũng không nhúc nhích...”.
Lý giải chuyện thiếu kỹ năng dẫn đến việc vô tâm của những bạn trẻ này, ThS Nguyễn Thị Ngọc Giàu - giảng viên Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - cho biết: nội dung các môn học trong trường phổ thông hiện tại vẫn thiên về cung cấp kiến thức mà không chú trọng đến việc hình thành kỹ năng. Bản thân giáo viên khi truyền thụ kiến thức cũng chưa thật sự quan tâm đến tính ứng dụng của môn học trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, dù học rất nhiều kiến thức về vật lý, kỹ thuật công nghiệp, hóa học... nhưng khi gặp phải những tình huống đơn giản trong thực tế các em không biết nên xử lý thế nào. Kiến thức được học mang tính hàn lâm thì học sinh không thể hiểu, đừng nói chi đến việc vận dụng.
Riêng về trách nhiệm với người thân trong gia đình, để có thói quen này trẻ phải được dạy, được học, được quan sát ngay từ chính gia đình mình. Môn đạo đức hay giáo dục công dân chỉ mang tính chất giới thiệu kiến thức, chứ chưa thật sự làm thay đổi nhận thức để các em điều chỉnh ứng xử của mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận