TTCT - Đã hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn nắm giữ nhiều cái “nhất”: sản lượng lúa gạo lớn nhất (nước), sản lượng cây ăn trái lớn nhất, nuôi trồng thủy sản lớn nhất và... nghèo nhất nước, trình độ dân trí thấp nhất nước. Phóng to Nông dân được mùa nhưng không vui. Vì sao? - Ảnh: H.T.V.TTCT - Đã hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn nắm giữ nhiều cái “nhất”: sản lượng lúa gạo lớn nhất (nước), sản lượng cây ăn trái lớn nhất, nuôi trồng thủy sản lớn nhất và... nghèo nhất nước, trình độ dân trí thấp nhất nước. Thực trạng về nông nghiệp - nông dân - nông thôn đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đánh giá đầy đủ với một nghị quyết được đưa ra hồi tháng 8-2008. Ngày 20-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức một hội thảo để góp phần cùng toàn xã hội đưa nghị quyết này đi vào cuộc sống. Tại hội thảo có rất nhiều ý kiến cần được lắng nghe để đưa vùng đất này phát triển. Nghịch lý: đất giàu nhưng dân nghèo TS Nguyễn Văn Sánh, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết ĐBSCL chỉ chiếm 12% diện tích cả nước nhưng là vùng sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực với 52% sản lượng lúa, 70% sản lượng rau quả, xuất khẩu gạo trên 80% và xuất khẩu thủy sản trên 70%. Lẽ ra với những tiềm năng, lợi thế và sản phẩm làm ra nhiều như vậy ĐBSCL sẽ không nghèo, không phải là vùng trũng của VN. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. Vì sao? Theo ông Sánh, dù mang tiếng là vùng trọng điểm nông nghiệp và an ninh lương thực nhưng đầu tư vào ĐBSCL thời gian qua trung bình chỉ khoảng 10% trong tổng kinh tế cả nước. Do thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất và dân sinh nên đời sống cư dân nông thôn gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu việc làm, thu nhập thấp, chăm sóc sức khỏe kém, giáo dục còn hạn chế, suy thoái môi trường, sử dụng tài nguyên nông thôn chưa hợp lý... Để khắc phục tình trạng nông sản “bí” đầu ra, DN phải tích cực đi tìm thị trường, đặt hàng cho nông dân về số lượng, chất lượng và thời điểm cung ứng. Muốn vậy, Nhà nước phải thể hiện vai trò trung gian gắn kết, cụ thể ở đây là hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật để có sản phẩm an toàn, chất lượng cao với giá thành thấp nhất; hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu hàng hóa và khuyến khích họ tìm kiếm thị trường, nhất là các thị trường mới, đồng thời đứng ra làm trọng tài để phân xử, giải quyết thỏa đáng nếu có bên nào vi phạm hợp đồng mua bán sản phẩm. Điều quan trọng nữa là phải cho ra đời thật nhiều DN chế biến làm tăng giá trị cho nông sản chứ cứ bán lẻ, bán hàng thô hoài thì nông dân khó khá lên được. Theo Bộ NN&PTNT, chỉ có 25% nông dân tiếp cận được với các thông tin thị trường, trong khi 75% còn lại không biết gì cả. Điều đáng buồn là hiện có tới 90% sản phẩm nông nghiệp được bán ra ở dạng thô và 60% sản phẩm bị ép bán với giá thấp. Với quy mô mỗi hộ gia đình ở ĐBSCL có khoảng 1ha, trồng ba vụ lúa/năm thì lợi nhuận không đủ để trang trải chi tiêu cho gia đình 4-5 người. Trong khi đó, số hộ có diện tích đất dưới 0,5 ha/hộ ngày càng tăng, nguồn nhân lực nông thôn giảm và lão hóa, ngày càng nhiều lao động trẻ, khỏe, có học vấn rời bỏ nông thôn. Tất cả những điều trên kết hợp với vấn nạn trình độ dân trí thấp sẽ cản trở lớn đối với sự phát triển của ĐBSCL. Vì sao nông dân nghèo hoài? Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, lâu nay nông dân VN cứ loay hoay không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì cho có thu nhập để sống. Gặp lúc trúng mùa, sản phẩm dồi dào lại không biết bán ở đâu vì không ai có trách nhiệm tiêu thụ nông sản giúp họ. Chúng ta đã nói nhiều, bàn nhiều nhưng rốt cuộc vai trò của Nhà nước vẫn còn rất mờ nhạt... Giải pháp cho ĐBSCL: liên kết bốn “nhà”! Theo các nhà khoa học, ĐBSCL muốn phát triển được chỉ có cách bốn “nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) phải liên kết thật chặt chẽ. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy bốn “nhà” chỉ gặp nhau ở các cuộc họp, sau đó mạnh ai nấy làm. Vậy ai là nhạc trưởng trong dàn hợp xướng này? Các chuyên gia thống nhất rằng chính Nhà nước có vai trò quan trọng nhất, phải là nhạc trưởng điều hành sự liên kết này. Là người từng lãnh đạo đưa tỉnh An Giang đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, ông Nguyễn Minh Nhị chỉ rõ: “Nhà nước địa phương phải thể hiện rõ hơn vai trò nhạc trưởng của mình mới mong liên kết bốn nhà thành công được!”. Chủ thể của vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn chính là nhà nông. Mọi chủ trương, chính sách và hành động của các “nhà” còn lại tựu trung cũng chỉ nhằm mục đích giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất của mình. Theo nhiều nhà khoa học và nhà quản lý, sở dĩ nhà nông nghèo mãi là do các “nhà” kia chưa chịu nhìn về một hướng, mạnh ai nấy làm theo kiểu của mình. “Dàn nhạc trên sân khấu bao giờ cũng chỉ có một nhạc trưởng chỉ huy nên nghe hay. Còn dàn nhạc liên kết “bốn nhà” mà chúng ta nói bấy lâu nay chẳng có ai làm nhạc trưởng, mạnh ai nấy xướng chẳng khác nào... ễnh ương ngoài đồng, mạnh con nào nấy kêu”. TS Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho biết từ tháng 6-1998 ông đã nhiều lần đề nghị chính quyền các địa phương thể hiện vai trò nhạc trưởng của mình trong việc quy hoạch, đầu tư, phát triển ngành cây ăn trái. Tuy nhiên, đến nay tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng thấp vẫn còn nguyên! Trong khi đó xu hướng chung của thế giới hiện nay là sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhãn hiệu và giá rẻ. “Chỉ chính quyền địa phương mới có đầy đủ quyền hạn và điều kiện để lập quy hoạch, đầu tư ngân sách và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, dự án đó. Nhà khoa học chúng tôi và doanh nghiệp không thể đến từng nhà dân để bảo họ phải trồng cây này, nuôi con kia được, cũng không thể bắt họ vào HTX để tạo ra vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho doanh nghiệp. Nông dân cũng không thể tự rủ nhau thành lập HTX hoặc xây dựng vùng nguyên liệu được. Nếu Nhà nước làm quy hoạch, dự án được nhà khoa học và doanh nghiệp hưởng ứng thì nhà nông mới hi vọng giàu lên” - ông Châu lý giải. TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết có tới 90% máy gặt đập liên hợp đang hoạt động ở ĐBSCL là máy nhập từ Trung Quốc. Số máy do VN chế tạo rất ít và chủ yếu do nông dân tự mày mò nghiên cứu, bắt chước. Vì sao? Vì Nhà nước không chỉ đạo ngành công nghiệp tham gia vào quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, nên nhà nông và ngành nông nghiệp buộc phải tự “bơi”. Nếu Nhà nước làm nhạc trưởng Nếu Nhà nước can thiệp kịp thời bằng quy hoạch, chế tài thì việc sản xuất cá tra tràn lan dẫn đến dư thừa như vừa qua sẽ không xảy ra. Lúa gạo cũng vậy, nếu Nhà nước quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng lúa thường kèm theo quy định chế tài rõ ràng thì sẽ không có chuyện ứ đọng. Nếu chính quyền các địa phương đóng vai trò hướng dẫn ngay từ đầu thì nông dân sẽ tránh được rủi ro. Theo ông Huỳnh Thế Năng - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cá tra là sản phẩm chủ lực của tỉnh ông, nhưng hiện An Giang đang bắt đầu chuyển hướng tìm, đầu tư cho những loại cá bản địa khác chứ không thể lao theo cá tra. “Một bài học lớn trong nuôi cá tra là có lúc chúng ta không thống kê được diện tích và sản lượng! Do đó phải tổ chức lại sản xuất chặt chẽ hơn nữa với sự tham gia của các “nhà”, đặc biệt là Nhà nước, thì mới mở ra hi vọng cho nông dân nuôi thủy sản và trồng lúa” - ông Năng nói. Ông Hồ Quang Cua, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, cũng cho rằng vai trò chủ động của Nhà nước trong mối liên kết bốn “nhà” là rất quan trọng. Ông dẫn chứng: “Chúng tôi đã sớm nhìn thấy trong khoảng 800.000ha đất lúa ven biển ĐBSCL chuyển sang nuôi trồng thủy sản đã có 30% đất bị bạc màu, xấu đi. Thất bại với nghề nuôi thủy sản, phần lớn nông dân quay trở lại với cây lúa nhưng gặp tiếp trở ngại khác là lúa dễ bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và khả năng chống chịu hạn mặn kém”. Sau một thời gian sở cho nghiên cứu, từ năm 2006 đến nay các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu đã đưa giống lúa mới (giống một bụi đỏ Hồng Dân) xuống ao tôm khá thành công. Nhờ vậy, sau vài năm quay trở lại với cây lúa, đa số nông dân ven biển đã có thu nhập khá hơn, phấn khởi hơn, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc thấy rõ. TS Nguyễn Văn Sánh cho rằng trong lúc mối liên kết bốn “nhà” chưa mạnh thì tự thân mỗi “nhà” phải tự khẳng định vai của mình và chủ động tìm cách liên kết với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thực tế thời gian qua những loại nông sản chủ lực của ĐBSCL đều đã có nhiều mô hình liên kết rất thành công, cần thiết phải nhân rộng để giúp nông dân thoát nghèo. Vài thành quả điển hình từ sự liên kết Đối với lúa gạo Hiện nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh lương thực đang tiến hành liên kết với nông dân ở ĐBSCL. Chẳng hạn Công ty ADC (TP.HCM) hỗ trợ kinh phí cho HTX Mỹ Thành (Tiền Giang) xây dựng mô hình sản xuất để được công nhận lúa đạt tiêu chuẩn Global GAP, sau đó bao tiêu toàn bộ số lúa này với giá cao hơn thị trường tới 20%. Hay Công ty Lương thực Tiền Giang ký hợp đồng bao tiêu hàng trăm hecta lúa chất lượng cao và an toàn của huyện Cai Lậy nhiều năm nay, đảm bảo nông dân có lãi và không lo lúa ứ đọng. Đối với cây ăn trái Đến nay, chưa có DN trong nước nào liên kết với nông dân thành công như Metro Cash&Carry. Tập đoàn này tham gia ngay từ đầu, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trồng vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) và xoài cát Hòa Lộc tại Nông trường Sông Hậu theo tiêu chuẩn Global GAP. Sau khi được cấp chứng chỉ quan trọng này, Metro cũng bao tiêu luôn sản phẩm để phân phối trong hệ thống trên toàn thế giới. Rõ ràng sự liên kết này đã đem lại lợi ích lớn cho cả DN và nông dân. DN có nguồn nguyên liệu cao cấp phục vụ người tiêu dùng. Còn nông dân vừa được tiếng trồng cây ăn trái tiêu chuẩn quốc tế, vừa bán được sản phẩm với giá cao gấp nhiều lần so với bình thường. Mối liên kết này còn đem lại giá trị tinh thần rất lớn cho nhà nước địa phương trong việc quảng bá hình ảnh. Đối với lĩnh vực thủy sản Mối liên kết giữa hai “nhà” DN và nông dân rõ nhất, hiệu quả nhất ở ĐBSCL là cá tra. Hầu hết DN xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL hiện nay đều tự chủ nguồn nguyên liệu bằng cách ký hợp đồng liên kết với nông dân thông qua các HTX hoặc tổ hợp tác. Với cách làm này, các DN không lo thiếu nguyên liệu mà nông dân nuôi cá cũng không phải bỏ quá nhiều vốn đầu tư và không sợ bị thua lỗ. Cà Mau: trúng mùa nhưng gặp khó Năm nay nông dân tại các vùng chuyển dịch sản xuất lúa - tôm ở Cà Mau như Cái Nước, Phú Tân, U Minh, Thới Bình... đều trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm với năng suất sản lượng khá. Hầu hết những ai chịu khó làm lúa đều có lúa về nhà, nhiều hộ đã có lúa trăm (giạ) sau nhiều năm mải chạy theo con tôm độc canh chỉ biết ăn đong gạo ký! Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui được mùa lúa và tràn đầy hi vọng vào vụ tôm tiếp theo khi môi trường ruộng nuôi đã được phục hồi tốt, đa số nông dân không khỏi lo lắng khi giá lúa gạo đang chựng lại do tình hình xuất khẩu gạo chưa khả quan. Thương lái không tìm đến những vùng sâu vùng xa này mua lúa thì biết bán cho ai? Rồi từng gia đình muốn chà gạo để ăn hoặc bán bớt cũng khó tìm được nhà máy xay xát thích hợp vì sau những năm chuyển dịch nuôi tôm, cả vùng rộng lớn không làm lúa nên nhiều nhà máy lớn đã chuyển đi nơi khác, những nhà máy nhỏ cũng đã đóng cửa chuyển nghề nên nhiều nơi không thấy bóng dáng nhà máy xay lúa nào. Trong tình hình hiện nay nhiều vùng thuộc Phú Tân, Cái Nước, U Minh... muốn chà được gạo, bán được lúa phải chở đi xa hàng chục cây số. Quả thật là khó khăn! Trong hoàn cảnh hiện nay, tỉnh Cà Mau cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho bà con, cụ thể nên nghiên cứu thực hiện các phương án sau đây: - Khôi phục hoạt động thu mua chế biến lương thực của các huyện bằng một hình thức tổ chức phù hợp, nhằm đảm bảo hai chức năng: tiêu thụ lúa gạo cho nông dân theo giá thị trường, và tái kinh doanh phân phối đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân vùng nuôi tôm để tránh tình trạng có lúa không ai mua, hoặc xảy ra những cơn sốt gạo vào mùa giáp hạt do tư thương khống chế và ép giá. - Có chính sách ưu đãi thích hợp về thuế, vốn tín dụng... khuyến khích tư nhân đầu tư nhà máy, kho bãi, công nghệ để làm thay Nhà nước thực hiện hai chức năng nói trên. - Vận động các tổ chức đoàn thể, tập hợp những nông dân thành các tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp. Tất nhiên là tỉnh và các ngành chức năng cũng cần có những chính sách hỗ trợ bằng vốn tín dụng ưu đãi, bằng miễn giảm thuế hợp lý và kể cả việc phải cử cán bộ giúp họ về mọi mặt với mục tiêu làm sao sớm hình thành được những tổ chức dịch vụ nông dân phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống nông thôn. - Đầu tư vốn cho những nông hộ có ý muốn mua sắm máy móc xay xát nhỏ hoặc làm dịch vụ hàng sáo mua bán lúa gạo phục vụ nông dân trong vùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.