Phóng to |
Quá nhiều ví điện tử làm người dùng không biết chọn loại nào |
Ví an toàn hơn thẻ Ví an toàn hơn thẻ thanh toán vì thẻ có thể bị hacker ăn cắp mật khẩu hoặc nếu làm kinh doanh có thể bị người khác ăn cắp và sử dụng “chùa” để thanh toán. Đó là rủi ro rất lớn của việc dùng thẻ. Còn khi dùng ví điện tử thì cao lắm chỉ bị mất số tiền đã chuyển vào ví để thanh toán, còn tài khoản ngân hàng không bị ảnh hưởng gì. Nếu bị mất tài khoản ví thì người dùng có thể tạo lại dễ dàng. |
Sau đó có thể dùng ví điện tử để thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức thanh toán này. Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cân bằng giữa các bên. Chẳng hạn khi mua hàng, người dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận được tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho người dùng.
Người dùng nhận hàng nhưng nếu không vừa ý, không đúng như thỏa thuận khi mua có thể thông báo lại với “người giữ tiền trung gian” và “người” này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng hay đòi lại tiền nếu đã thanh toán. Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn so với tài khoản ngân hàng khi dùng để thanh toán.
Loạn ví
Hàng loạt dịch vụ ví điện tử đang xuất hiện trên thị trường VN như: Netcash của Công ty PayNet, Vcash của Công ty VinaPay, VnMart của Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (Vnpay), Smartlink của Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink... Mỗi dịch vụ ví đều được các doanh nghiệp cung cấp quảng cáo những tính năng hỗ trợ thanh toán tiện lợi khác nhau. Mỗi ví cũng khác nhau ở số lượng website thương mại điện tử và các sản phẩm mà nó cho phép thanh toán.
Ông Hoàng Ly - tổng giám đốc Công ty VietUnion, cung cấp ví điện tử Payoo - cho biết: “Người dùng hiện nay dùng ví điện tử để thanh toán chủ yếu trong thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn, mua vé tàu xe, máy bay... sắp tới sẽ áp dụng trong thanh toán chính phủ điện tử. Trong tương lai sẽ có thể áp dụng để thanh toán ở ngoài đời như vé xe buýt, quán ăn, cà phê... Giao dịch điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng vì sẽ xóa bỏ khá nhiều khâu trung gian như đi lại, ký giấy tờ, rút tiền mặt... và tiết kiệm thời gian, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng”.
Ngoài ra, đối với những người dùng không có tài khoản ngân hàng như học sinh, người chưa đủ tuổi để mở tài khoản thì cha mẹ có thể mở cho con mình một tài khoản ví điện tử. Khi muốn cho con mặt hàng nào đó, cha mẹ chỉ việc chuyển số tiền cần thiết từ tài khoản ngân hàng của mình sang ví điện tử của con để thanh toán. Các ví điện tử còn có thể chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau, giúp những người dùng có thể tặng tiền, cho mượn tiền, thanh toán giúp... dễ dàng. Từ đó tạo nên một cộng đồng thanh toán không tiền mặt.
Tuy nhiên số lượng người dùng ví điện tử còn rất ít bởi họ không có được nhiều thông tin về loại hình dịch vụ này. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử VN (Vecom) phía Nam, đánh giá: “Thị trường hiện nay đang loạn ví thanh toán điện tử!”.
Người dùng chưa mặn mà
Ông Dũng phân tích: để ví điện tử hoạt động tốt cần có cộng đồng sử dụng nó. Tuy nhiên điều này ở VN chưa có, dẫn đến tình trạng loạn ví điện tử thanh toán như hiện nay. Rất nhiều ví điện tử đang có mặt trên thị trường nhưng không liên thông với nhau nên rất khó cho người sử dụng. Giống như trước kia chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng làm việc rút tiền từ các máy ATM rất khó khăn. Nếu chúng ta chưa liên thông được các ví và chưa nạp tiền vô ví một cách dễ dàng thì sẽ rất khó phát triển.
Một vấn đề khác cản trở sự phát triển của ví là tính bảo mật. Theo kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin - Bộ Công thương, trong giai đoạn ba năm từ 2006-2008, vấn đề bảo mật, an toàn thông tin, trong đó bao gồm cả thông tin cá nhân luôn được các doanh nghiệp đánh giá là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển thương mại điện tử ở VN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận