01/10/2013 11:22 GMT+7

Vì đi học tại chức chỉ bởi tấm bằng

Nguyen Song Giang (nguyensonggianggct@...)
Nguyen Song Giang (nguyensonggianggct@...)

TTO - Việc chấp nhận tình trạng "chung, chi" ở lớp tại chức là vì chỉ để hợp thức hóa bằng cấp. Nếu bạn học hành nghiêm chỉnh thì chẳng việc gì phải tham gia chuyện góp phong bì.

n3Ff63AR.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Internet

Đó là những ý kiến bạn đọc tham gia các bài viết về việc sinh viên tại chức phải góp tiền để đưa thầy cô, mua quà tặng thầy cô nhằm việc học hành được thuận lợi.

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng và mời bạn tiếp tục chia sẻ câu chuyện, ý kiến của bạn quanh vấn đề này.

+ Không trách được ai trong vấn nạn này vì tất cả đều có lợi: từ đơn vị tổ chức lớp học, thầy cô đến học viên. Tôn chỉ thầy trò trong trường hợp này là sự trao đổi cùng có lợi, trong đó học viên lợi nhiều hơn, từ được yên vị ghế ngồi, tăng lương, tăng uy quyền, tăng kiến thức theo bằng cấp dù kiến thức có ảo. Nhìn chung đây là một hợp tác ba bên đều có lợi. Và vì thế tồn tại những lớp đào tạo tại chức, sáng thì hội trường chiều thì quán nhậu: cùng vui vẻ cùng đoàn kết thân mật và cảm thông. Thật đó!

+ Đây là chuyện bỏ tiền ra để hợp thức hóa bằng cấp mà thôi. Chứ thực sự các bác nhà ta tuổi đời U40 trở lên hết rồi học sao nổi nữa, tiếp thu sao vô được! Vả lại nhiều người trước đây có học hành gì bao nhiêu, rồi được giữ chức này chức nọ. Giờ ngành buộc phải thay đổi bộ máy nên phải chạy bằng cấp qua hình thức học đại học tại chức.

Nguyễn Minh Chí (minhchi_dulichanbinh@...)

Mời xem thêm:

+ Những phản ảnh của các bạn có thể là đúng nhưng không hoàn toàn như vậy đâu. Tôi từng là sinh viên tại chức của một trường CĐ tại TP.HCM liên kết với ĐH Bách khoa Hà Nội. Vào thời điểm đó có nhiều người học tại chức ở nơi khác nói học hành rất tốn kém nhưng tôi chẳng thấy điều đó.

Sau khi các thầy từ Hà Nội vào giảng dạy, kết thúc môn chúng tôi (cả lớp) tặng thầy một áo sơmi Việt Tiến và một bữa cơm thân mật để tiễn thầy về.

Đừng nhìn vào một mảng tối để kết luận chung là thiếu công bằng.

+ Tôi cũng đang theo học một lớp tại chức ở một trường tại TP.HCM, học phí 4,5 triệu đồng/ học kỳ. Không phát sinh khoản gì trong học kỳ. Mới đầu lớp chúng tôi cũng mua một món quà gì đó để tặng thầy cô cuối khóa nhưng tất cả thầy cô đều không nhận. Còn đi thi thì vô cùng nghiêm túc, thầy cô coi thi rất khó, nếu đề mở thì tài liệu ai người đó sử dụng không trao đổi, nếu đề đóng thì ngồi làm bài không quay lên xuống, nói chung mọi cái đều nghiêm chỉnh.

+ Đọc một số ý kiến, tôi thấy có một số bạn đã quá cực đoan đối với vấn đề đào tạo tại chức. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Hệ tại chức chủ yếu ở hai mục tiêu đầu, nhất là cung cấp cơ sở lý luận cho những người đang làm thực tiễn để họ có đủ khả năng thực thi nhiệm vụ.

Khó khăn lớn nhất của người vừa làm vừa học (tại chức) là ở chỗ họ vừa phải thực hiện tốt công việc, vừa phải bảo đảm đến lớp, nghiên cứu, thi cử...

Đành rằng có người đến lớp học là vì bằng cấp, địa vị, giao lưu... nhưng phần lớn đi học tại chức là vì muốn có kiến thức để làm việc và thăng tiến trong công việc. Nhiều người đã tâm sự nếu không đi học sẽ tiếp tục mò mẫm, hiệu quả công việc không cao... Do đó, đây là loại hình cần được duy trì, phát triển.

Bên cạnh những mặt tốt, quá trình đào tạo hệ vừa làm vừa học cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Nó không nằm ngoài những tiêu cực khác đang nảy sinh trong xã hội như dạy thêm, thu tiền học sinh các cấp hay tình trạng tham nhũng.

Công bằng mà nói, những hệ lụy tiêu cực trên là hậu quả của nhiều yếu tố: từ cơ chế, từ thầy, từ trò, từ phía gia đình... Vì vậy, đừng nên đổ lỗi tất cả cho thầy, đôi khi người thầy chính là nạn nhân của những tiêu cực đó.

Một số người đến lớp do không học hành tử tế, thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu nhưng muốn thi đậu đã không ngần ngại kiếm dăm đồng quà tấm bánh, phong bì, phong bao đến xin xỏ thầy thương tình... rồi dần trở thành vấn nạn. Trả không được, nhận không đành, đôi khi thầy cảm thấy ái ngại vì trò năn nỉ, ỉ ôi...

Ta hãy đặt mình vào đó thì sẽ thấy cả hai bên đều khó xử. Bên cạnh đó cũng không phủ nhận trong hàng ngũ giáo viên còn có vài "con sâu" đạo đức thấp, lợi dụng vị thế làm thầy để mưu lợi, đe nẹt học viên, xúc phạm người học.

Mong rằng các thầy cô luôn coi đó là sự xúc phạm nghề thầy, là sự sỉ nhục thanh danh của người dạy để đấu tranh loại bỏ họ ra khỏi đời sống học đường.

Viết những dòng này, tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn một điều mà nhiều thầy cô trăn trở nhiều năm qua, đó là nghề thầy là rất cao quý nhưng những điều kiện tạo nên sự cao quý ấy, để bảo đảm cho cuộc sống của người thầy trở nên đẹp đẽ hơn còn quá ư là eo hẹp.

Không thể buộc người thầy "thanh bần lạc đạo" được trong khi xã hội ào ào đi lên, phát triển mạnh mẽ. Liệu có thể chấp nhận đồng lương bèo bọt, cuộc sống khó khăn, trang phục thiếu tươm tất, xe cộ lọc xọc để đến trường trước tình trạng thấp thì thông cảm, cao hơn thì... bị trò coi thường?

Có ai ăn đói, mặc rách, không lo nổi cho con cái mình để lo tất cho thiên hạ? Điều đó có thể nói là không thực tế, là đạo đức giả.

Đây là vấn đề phức tạp, cần được bàn luận nhiều hơn.

+ Thừa nhận là với sinh viên tại chức, mục đích kiếm tấm bằng là để yên vị hoặc tiến chức nhưng không phải sinh viên "nghiêm chỉnh" thì giáo viên cũng phải nghiêm chỉnh đâu, điều đó chỉ có ngược lại mà thôi. Nếu nhà trường và thầy nghiêm khắc như học phổ thông thì chắc chắn kiến thức phải được nâng cao rồi, ngược lại "ai dốt mặc bây, tiền thầy bỏ túi" mà sinh viên "nghiêm chỉnh" thì chỉ có đường dừng cuộc học mà thôi.

Nguyen Song Giang (nguyensonggianggct@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên