16/04/2018 08:26 GMT+7

'Vì cha mẹ muốn hạng 1, tôi đã học như điên'

TUỔI TRẺ
TUỔI TRẺ

TTO - 'Khi còn học phổ thông, cha mẹ luôn yêu cầu tôi phải là hạng 1. Tôi phải học như điên, có lúc học quên cả bản thân. Tôi ít nói, lầm lì và ít bạn bè', một cựu học sinh chia sẻ.

Vì cha mẹ muốn hạng 1, tôi đã học như điên - Ảnh 1.

Hãy để mỗi ngày đến trường của con trẻ là một ngày vui - Ảnh: NHƯ HÙNG

Điều cha mẹ cần làm là tạo điều kiện, hướng dẫn đâu là hướng đi đúng, đâu là chỗ con cần phải tránh. Tùy vào năng lực, sở trường, sở thích của con thì mới thành công"

TS giáo dục học Võ Văn Nam

Nhiều câu chuyện đau lòng liên quan đến diễn ra gần đây như hồi chuông cảnh tỉnh đến các bậc , nhà trường. Vậy làm thế nào để trút bỏ áp lực cho học sinh?

"Tôi thường hỏi con đi học vui không?"

Tôi thường hỏi con mình như thế sau những buổi tan trường. Những bậc phụ huynh khác quan tâm đến điểm số, thứ hạng của con em mình, chứ ít ai hỏi con như vậy. Với tôi, niềm vui học tập quan trọng hơn điểm số.

Tôi cũng giúp con thêm động lực học tập khi hình thành tư duy phản biện thông qua những câu hỏi tại sao. 

Niềm vui học tập của hai bé con tôi được khích lệ khi tự tin trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài; hay vận dụng kiến thức và kỹ năng những môn xã hội, tự nhiên vào cuộc sống.

Cha mẹ hướng con học để đạt được thành tích cao, chứ ít quan tâm đến con có thích học hay không. Học để tích lũy kiến thức cho tương lai là cần thiết. Tuy nhiên, niềm vui trong học tập quan trọng hơn kết quả. Trẻ con sẽ tìm thấy động lực học tập khi có được niềm vui bên sách vở.

Quan trọng hơn nữa là thầy cô, cha mẹ phải là người giúp trẻ định hướng được thói quen, động lực học tập, chứ đừng vì những con điểm mà tạo áp lực cho con em. Khi bị dồn nén quá mức, trẻ có thể có những hành động bột phát và đôi khi phải trả giá bằng sinh mệnh.

Điểm số rồi sẽ qua đi, chỉ có kiến thức là tồn tại. Và để có được điều này, thầy cô và các bậc cha mẹ hãy tạo động lực cho con em mình với những niềm vui trong học tập.

Lê Tấn Thời (An Giang)

Tăng vui chơi giải trí cho học sinh

Thời điểm này, các trường phổ thông đang nóng chuyện ôn thi vào lớp 10, thi THPT quốc gia. Học sinh đang học ngày học đêm đến mụ người.

Quy trình nghe - ghi - học - nhớ - trả bài khiến các em như robot. Do phải chịu đựng quá sức, có em hành động nông nổi.

Nhà trường cần dạy học, ôn tập, kiểm tra vừa sức, quan tâm đến hoàn cảnh từng học sinh; tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí. Phụ huynh cân nhắc lựa chọn trường vừa sức cho con em mình, biết động viên - nhắc nhở, tôn trọng nguyện vọng của các em.

Dành thời gian để trẻ được đọc sách, xem phim, ca hát, hoạt động thể dục thể thao... Hãy để các em được ở bên cha mẹ mỗi ngày, được thỏa thích nô đùa ở nhà mà không phải nghe điệp khúc: làm bài tập đi con, thuộc bài chưa...

Đại Dương (Lâm Đồng)

Dạy trẻ tính độc lập

Gia đình và nhà trường cần dạy con trẻ tính độc lập. Thiếu tính độc lập đồng nghĩa với sự thiếu tự tin, bản lĩnh ở bản thân. Hãy cùng con hòa mình với thiên nhiên, dạy con kỹ năng sống, biết quan tâm mọi người...

Việc dạy con tính độc lập sẽ đem đến nhiều lợi ích. Đó là con trẻ lớn lên tự tin hơn khi giao tiếp, trong công việc và dám đương đầu với những thử thách cam go trong cuộc sống. Đứng trước những khó khăn, thử thách, khi đã được rèn tính độc lập từ nhỏ, con trẻ sẽ dễ dàng vượt qua.

Trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2017-2018, một nam sinh trường THPT ở TP.HCM đã nói với cha mẹ mình và cha mẹ các bạn cùng lớp: "Xin ba mẹ hãy hiểu cho chúng con rằng điểm số không phải là tất cả.

Chúng con cần rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng lập luận, kỹ năng làm việc nhóm... Thế nên học kỳ này con chỉ đạt học sinh tiên tiến, xin ba mẹ đừng buồn".

Do đó, chương trình giáo dục bậc phổ thông nên giảm nhẹ hơn. Ngành giáo dục cũng nên cải tiến phương pháp đánh giá học sinh không chỉ bằng điểm số qua các bài kiểm tra, mà còn đánh giá quá trình học tập, hoạt động của học sinh trong nhà trường, đánh giá qua hình thức thuyết trình, thực hành thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm tự làm, sản phẩm ứng dụng kiến thức lý thuyết...

Thái Hoàng - Hoàng Hương

Bạn đọc Ngọc Liên chia sẻ: Khi còn học phổ thông, cha mẹ luôn yêu cầu tôi phải là hạng 1. Nghĩa là điểm trung bình các môn của tôi luôn phải cao chót vót. Chính vì thế, tôi phải học như điên. Tôi luôn bị ám ảnh bởi điểm số. Tôi ít nói, lầm lì và ít bạn bè. Hằng ngày, tôi chỉ vùi đầu vào học. Có lúc tôi học quên cả bản thân.

Tôi cảm thấy 12 năm (từ tiểu học đến cấp III) tôi đã phải dành khoảng thời gian quá dài, quá nhiều, gồng mình lên để học, để không bị trượt khỏi đường ray mà mẹ đã định hướng. Tôi không được phép sơ suất, bởi sơ suất sẽ bị điểm kém, sẽ bị tụt hạng, sẽ bị chì chiết...

'Có lẽ điểm số chính là cản trở lớn nhất trong suy nghĩ của cha mẹ. Với áp lực trên vai, tôi cảm thấy sĩ diện của cha mẹ quá lớn. Vì thế, để thay đổi quan niệm về điểm số, về thành tích của cả xã hội không thể trong ngày một ngày hai, nhưng phải đổi thay', Liên nói.

Nếu con được 9 thì bố mẹ sẽ bắt con cố để được 10

TTO - 'Để học giỏi rất mệt. Con sẽ phải học thêm ngoài giờ học, bị bố mẹ ngồi kèm, nhắc nhở. Con cũng biết bố mẹ sẽ không bao giờ hài lòng..."


TUỔI TRẺ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên