09/09/2011 12:58 GMT+7

Vì Android, Acer và ViewSonic phải trả tiền Microsoft

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Acer và ViewSonic, hai "nạn nhân" mới nhất trong "cuộc chiến" bản quyền công nghệ của Microsoft áp đặt lên các hãng sản xuất thiết bị di động chọn sử dụng hệ điều hành Android. Theo đó, cả hai sẽ phải "trả phí" cho Microsoft trên mỗi đầu thiết bị smartphone và tablet dùng Android.

* Google thừa nhận sao chép mã nguồn Java

fm0Pp6J7.jpgPhóng to
Máy tính bảng ViewSonic Iconia - Ảnh: Internet

Chi tiết thỏa thuận không được công bố, tuy nhiên, ViewSonic sẽ công khai việc chi trả tiền bản quyền cho Microsoft để sử dụng Android cho smartphone và tablet của mình. Trong thông cáo về thỏa thuận với Acer không nhắc đến chi trả tiền bản quyền, nhiều khả năng cho thấy Acer có thể sẽ thực hiện một cuộc trao đổi bằng phát mình với Microsoft.

Phía Microsoft bày tỏ sự hoan nghênh động thái tích cực của Acer và ViewSonic trước vấn đề bản quyền của Android.

Google vừa giúp HTC chống trả lại đơn kiện của Apple bằng cách "chuyển nhượng" các bằng phát minh công nghệ thâu tóm từ Motorola Mobility. Dựa vào "vũ khí" này, HTC đã kiện ngược lại Apple vi phạm bản quyền Android. (Xem chi tiết tại đây)

Microsoft không tạo ra Android nhưng hệ điều hành này lại là "con gà đẻ trứng vàng" cho ông lớn này mặc dù Android là đối thủ lớn của Windows Phone.

Microsoft mở cuộc chiến pháp lý liên quan đến bản quyền công nghệ trong Android đầu tiên với hãng HTC và tiếp sau đó là Velocity Micro, Onkyo, Wistron và không chỉ có Android mà còn có Google Chrome. Microsoft cũng không bỏ qua cho các hãng khác đang sản xuất thiết bị dùng Android khi bán ra thị trường. Chưa hết, hãng sản xuất thiết bị đọc sách điện tử (E-reader) Barnes & Noble và Motorola cũng bị Microsoft kiện.

Hiện doanh thu từ các thỏa thuận bản quyền liên quan tới Android thu về cho Microsoft gấp từ 3-5 lần so với doanh thu Microsoft kiếm được từ Windows Phone.

Chiêu bài lợi đôi đường của Microsoft đang gặt hái được thành công nhất định. Phương châm "mở và miễn phí" của hệ điều hành Android đã bị những cuộc kiện tụng pháp lý vây quanh từ Apple, Oracle và Microsoft khiến các hãng sản xuất thiết bị đối tác của Google ngày càng e dè hơn khi chọn lựa Android cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, các hãng này cũng chuyển dần sang xu hướng "tự sản xuất thiết bị dùng nền tảng tự phát triển" kể từ khi Google mua lại Motorola Mobility vì e ngại việc Google ưu đãi cho "gà nhà" để cạnh tranh. "Con cưng" Windows Phone của Microsoft sẽ dễ thở hơn.

Google thừa nhận sao chép mã nguồn Java

Trong diễn biến mới nhất từ vụ kiện giữa Oracle và Google xung quanh việc Google đã dùng mã nguồn Oracle Java khi phát triển hệ điều hành Android, một kỹ sư của Google đã thừa nhận mình sao chép một phần mã nguồn Java khi phát triển Android.

ZsRPCfKh.jpgPhóng to
Bảng so sánh mã nguồn của môt tập tin hệ thống trong hệ điều hành Android với mã nguồn Java cho thấy có nhiều điểm chung - Ảnh minh họa: Internet

Kỹ sư Joshua Bloch, cựu nhân viên của Sun (hãng cha đẻ của Java) nay thuộc về Oracle, thừa nhận chín dòng mã nguồn trong Android đã sao chép từ Java. Thừa nhận này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vụ kiện tụng đang giằng co giữa hai ông lớn trong ngành công nghệ, sức nặng trong đơn tố cáo của Oracle sẽ càng nặng thêm trên vai Google.

Bạn đọc Nhịp Sống Số có thể tham khảo tài liệu sau để biết thêm về việc Android đã sử dụng (trái phép) mã nguồn Java từ Sun ra sao.

Android "Ice Cream sandwich" sẽ ra mắt trong tháng 10-11

Đó là khẳng định của vị chủ tịch Google, Eric Schmidt về phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android. Theo đó, bản "Ice Cream Sanwich" sẽ ra mắt giữa tháng 10 và 11 để cạnh tranh với phiên bản iOS 5 mới Apple sắp trình làng. Mục tiêu lớn và quan trọng hơn, "Ice Cream Sanwich" giúp Google chống lại sự phân mảng của Android đang diễn ra hiện nay.

tmbmOoSR.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Internet

Hiện tại, hơn một nửa số điện thoại di động Android đang sử dụng phiên bản Android 2.2 (Froyo) và số còn lại dùng bản Gingerbread (2.3). Riêng các dòng máy tính bảng (tablet) lại sử dụng bản Android Honeycomb (3.x) vốn có mã nguồn khác với bản Gingerbread dùng cho smartphone.

Google cố gắng phá vỡ sự phân mảng bằng cách yêu cầu các hãng tham gia phát triển các phiên bản Android riêng biệt cùng chuyển cho Google những thành phần sửa đổi cuối cùng trong bản Android của họ trước khi phát hành.

Apple chuẩn bị sự kết hợp giữa iOS 5 và iCloud, một dịch vụ tự động đồng bộ hóa lịch biểu, email, hình ảnh và âm nhạc giữa các thiết bị dùng iOS 5. Người dùng sẽ có thể trải nghiệm xuyên suốt trên cùng một nền tảng. Đây là điều mà Google mong muốn với Ice Cream Sandwich để chấm dứt tình trạng phân mảng của Android.

PHONG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên