Phóng to |
NYTimes cảm ơn Hollywood và Twitter đã đưa lỗi đánh máy “ra ánh sáng” - Ảnh: Deadline |
Ra mắt bạn đọc vào ngày 20-1-1853, bài báo của NYTimes với tiêu đề The Kidnapping case (Một vụ bắt cóc) kể về Northup - người đàn ông da đen được sinh ra với tư cách một công dân tự do ở miền bắc nước Mỹ nhưng sau đó lại bị bắt cóc tại Washington D.C năm 1841 và bị bán làm nô lệ ở Louisiana.
Bài báo bị đánh máy sai của NYTimes vào năm 1853 - Ảnh: news.nom.co |
Trong bài báo, tên của Northup bị đánh máy sai thành Northrup ở tiêu đề bài và sau đó lại biến thành Northrop ở phần thân bài.
Mọi chuyện chắc chắn sẽ bị trôi vào quên lãng nếu như hồi ký của Solomon Northup không được chuyển thể thành phim và liên tiếp gặt hái nhiều thành công mà đáng kể nhất là giải Phim hay nhất tại Oscar lần thứ 86.
Cư dân mạng đã tìm lại những bài báo cũ về Northup và Rebecca Skloot - nữ văn sĩ sở hữu cuốn tiểu thuyết ăn khách The Immortal Life of Henrietta Lacks (2010) - được cho là người đầu tiên vô tình phát hiện lỗi chính tả nói trên.
Câu chuyện về lỗi đánh máy của NYTimes nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Twitter. Và chính sự thành công vang dội của bộ phim khiến tòa soạn, vốn nổi tiếng về sự kỹ lưỡng và độ chính xác cao này, ngày 4-3 đã phải công khai đính chính lại bài báo.
NYTimes còn gửi lời cảm ơn tới Hollywood và Twitter vì đã “đưa lỗi này ra ánh sáng”. Tuy nhiên tờ báo cũng khẳng định rằng bài báo nguyên gốc của họ có thông tin “đầy đủ và xác thực hơn rất nhiều câu chuyện sau này (về Northup)”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận