10/01/2013 16:48 GMT+7

Vết nứt gãy gây ra siêu động đất Nhật 2011?

NGUYÊN PHẠM (Theo AFP)
NGUYÊN PHẠM (Theo AFP)

TTO - Theo báo cáo của một số nhà địa chất học ngày 9-1, một vết nứt gãy ban đầu tưởng chừng vô hại có thể chính là nguyên nhân gây ra trận siêu động đất tại Nhật Bản hồi tháng 3-2011.

bQzkwonj.jpgPhóng to
Vết nứt gãy tại rãnh Nhật Bản có thể là nguyên nhân gây ra trận động đất kinh hoàng hồi tháng 3-2011 - Ảnh minh họa: msn

Bằng cách sử dụng máy tính mô phỏng lại trận động đất, nhà địa chất Hiroyuki Noda (Viện Khoa học công nghệ địa chất - hải dương Nhật Bản) và nhà địa chất Nadia Lapusta (Viện Công nghệ California) ngày 9-1 tuyên bố vết nứt gãy tại rãnh Nhật Bản có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa kinh hoàng trên.

Trước trận động đất, rãnh Nhật Bản được cho là tương đối ổn định khi chỉ “đứt gãy từ từ”, có nghĩa là những chuyển động của các khối địa tầng diễn ra một cách trơn tru và đều đặn.

Theo lý thuyết địa chấn phổ biến, những đứt gãy này không gây ra các trận siêu động đất, như cách chúng ta xả từ từ khí nóng ra khỏi một động cơ hơi nước.

Tuy nhiên, Noda và Lapusta cho rằng đoạn đứt gãy có thể bị suy yếu một cách đột ngột vì biến động địa chất ở gần đó.

Nếu như biến động này bắt đầu từ việc phun trào các dung nham nóng dưới đại dương. Chất dung nham đóng vai trò như một chất bôi trơn dẫn một trận động đất lớn được phóng đại hơn về cường độ và sức tàn phá.

Hiện Noda và Lapusta đang hi vọng phát hiện của họ sẽ giúp ích cho chiến lược đối phó động đất của Nhật Bản cũng như cho các địa điểm khác.

Trước đó, một số chuyên gia chỉ trích chương trình đối phó động đất của Nhật Bản hiện đang quá tập trung vào rủi ro cho Tokyo, khu vực nằm khá xa so với địa điểm xảy ra trận động đất năm 2011về phía nam.

Trận động đất mạnh 9,0 độ Richter ngày 11-3-2011 đã dẫn tới sóng thần khiến 19.000 người thiệt mạng, kéo theo thảm họa hạt nhân tại Nhà máy Fukushima Daiichi.

Động đất xảy ra ngoài khơi đông bắc Nhật Bản, thuộc khu vực “đường rãnh Nhật Bản”, nơi khối địa tầng Thái Bình Dương luồn xuống dưới khối địa tầng Okhotsk và bán đảo Nhật Bản nằm ngay ở phần tiếp giáp.

NGUYÊN PHẠM (Theo AFP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên