Phóng to |
Chú trâu giành giải cao nhất trong cuộc thi tham gia màn diễn xướng “Vua cày tịch điền” trong đại lễ - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà |
Các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng) với các hình thức khác nhau. Lễ cày tịch điền của nhà vua đã chấm dứt dưới thời vua Khải Định nhà Nguyễn, đến nay đã gần 100 năm.
Lần đầu tiên sau hơn 1.000 năm, lễ hội tịch điền (cày ruộng) được Viện Văn hóa nghệ thuật VN và UBND tỉnh Hà Nam phục dựng mồng 6-7 tết âm lịch (Tết Kỷ Sửu 2009) dưới chân núi Đọi. 30 chú trâu được tuyển chọn từ các xã trong vùng đã có hẳn một ngày làm “mẫu” để các họa sĩ khắp nước thể hiện nhiều đề tài khác nhau từ họa tiết cổ, thư pháp, tranh phong cảnh, siêu thực... Năm chú trâu có trang trí đẹp nhất đã được chọn để trao giải và trực tiếp tham gia đại lễ tịch điền.
Phóng to |
Những chú trâu hằng ngày chỉ biết cày ruộng, gặm cỏ trông nổi bật trên đồng ruộng sau khi khoác lên mình tấm áo mới đầy màu sắc - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà |
Nữ họa sĩ người Anh Elena Salomon trang trí chú trâu cày của mình với những màu sắc quen thuộc của đồng quê VN là đỏ nâu, vàng và xanh lá cây - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà |
Cánh đồng diễn ra lễ tịch điền trở nên bắt mắt với 30 chú trâu được các họa sĩ đến từ nhiều nơi trong và ngoài nước tô điểm - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà |
Nổi tiếng là làng làm trống từ da trâu, ở lễ tịch điền người dân làng Đọi Sơn lại nổi danh với sáng tạo đặc biệt khác: vẽ tranh lên mình trâu - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà |
Trâu số 30 của anh Lưu Xuân Kiểu (xã Tiên Ngoại) được bạn Nguyễn Thị Nguyệt (sinh viên khoa mỹ thuật ứng dụng, ĐH Nghệ thuật Huế) sáng tạo và là một trong năm chú trâu có bức vẽ đẹp nhất - Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận