24/10/2011 17:03 GMT+7

Vệ tinh Đức đã rơi xuống Đông Nam Á?

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Vệ tinh ROSAT của Đức đã đi vào khí quyển Trái đất hôm 23-10 nhưng đến nay chưa có thông tin về địa điểm vệ tinh rơi, tuy nhiên theo nhận định của một nhà khoa học Mỹ, nó có thể đã rơi xuống Đông Nam Á.

eeZBUgZB.jpgPhóng to
Đến nay vẫn chưa có tin gì về các mảnh vỡ của ROSAT dù nó đã đi vào khí quyển Trái đất hôm 23-10 - Ảnh: AP

Theo tính toán của Trung tâm không gian Đức, phần lớn ROSAT sẽ bốc cháy khi đi vào khí quyển, tuy nhiên trên 30 mảnh vỡ nặng hơn 1,8 tấn của nó có thể rơi xuống đất.

Thời điểm vệ tinh rơi là khoảng 15 phút sau khi đi vào khí quyển. Tuy nhiên đến nay, tức đã một ngày trôi qua, vẫn chưa có báo cáo về việc vệ tinh rơi.

Các tính toán dựa trên các dữ liệu quân sự của Mỹ cho rằng các mảnh vỡ vệ tinh phải rơi ở đâu đó phía đông Sri Lanka trên Ấn Độ Dương, hoặc trên biển Andaman ngoài khơi bờ biển Myanmar, hoặc sâu trong đất liền ở Myanmar hoặc đất liền Trung Quốc (AP).

Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell thuộc Trung tâm vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ) cho biết vệ tinh dường như đã rơi xuống Đông Nam Á.

Ông cho biết trước đó hai thành phố Trùng Khánh và Thành Đô của Trung Quốc - mỗi nơi có hơn triệu dân - nằm trên đường rơi dự báo của vệ tinh. “Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống khu vực đông dân cư, có lẽ hiện giờ đã có báo cáo" - McDowell nói với AP trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

“Tác động từ cú rơi sẽ tương tự như một máy bay chở khách thả một động cơ - McDowell nói - Nó sẽ làm hư hại tại nơi nó rơi xuống, nhưng không gây hậu quả trên diện rộng".

Andreas Schuetz - phát ngôn viên Cơ quan không gian Đức - cho biết một vệ tinh đang rơi có thể thay đổi kiểu bay, thậm chí đổi hướng khi hạ thấp xuống độ cao 150km.

Schuetz nói cơ quan này đang chờ đợi dữ liệu từ các đối tác khoa học trên khắp thế giới để biết địa điểm ROSAT rơi.

Ông cũng lưu ý Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phải mất mấy ngày để xác định vị trí sau khi nó bị rơi.

TƯỜNG VY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: NASA vệ tinh rơi ROSAT UARS