Văn hóa vé số đó, theo tôi biết, ít ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam... Mặt sau của tờ vé số cuối cùng của chính quyền Sài Gòn đã không kịp xổ, khi ngày quay số là 3-5-1975.Trong chuyến về Long An cách đây hơn tháng, doanh nhân Võ Quốc Thắng kể tôi nghe một chuyện vui: Trong buổi tất niên trước Tết Canh Tý 2020, anh khoe với lãnh đạo tỉnh Long An rằng Đồng Tâm năm nay dẫn đầu cả tỉnh về đóng thuế. Lãnh đạo bảo anh nói dóc. Thế là anh kéo cả lãnh đạo ngành thuế tỉnh nhà qua làm chứng. Kết cục là cả anh lẫn lãnh đạo ngành thuế đều ngỡ ngàng khi vị lãnh đạo tỉnh hỏi lại: “Vậy xổ số để đâu?!”.Anh Võ Quốc Thắng cho biết Đồng Tâm - doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Long An - đóng thuế khoảng 900 tỉ đồng/năm, trong khi ngành XSKT tỉnh là trên ngàn tỉ. Anh Thắng kể: Tui dân làm ăn, chả bao giờ quan tâm chuyện mua vé số cầu may. Lần đầu tiên trong đời mua vé số là hôm ấy gặp một bà cụ quá tội nghiệp. Tuổi của bà lẽ ra phải được hưởng sự an nhàn, vậy mà phải lặn lội bán vé số nuôi mình và cả nuôi cháu. Đầu tiên tui móc túi lấy vài trăm ngàn biếu cụ. Nhưng cụ từ chối, bảo mình không ăn xin. Thế là tui phải lấy vé số, song sau đó thì tặng lại cho mọi người. Từ đó, tui cũng hay mua, nhưng toàn mua của những người có hoàn cảnh đặc biệt và vé số thì tặng lại nhân viên, bạn bè.Câu chuyện của anh Thắng cũng là một “nét văn hóa” chung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sáng bạn bè tụ họp cà phê, một anh mua chục tờ phát mỗi người 1-2 tờ và hẹn “chiều trúng tối nhậu”.Đi đám ma, thường ở miền Tây người ta cũng hay mua vé số cả xấp, “biết đâu ông bà phù hộ”. Văn hóa vé số đó, theo tôi biết, ít ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam. Thời đó, để quảng bá vé số, người ta còn in cả apphich cổ động, có tấm vẽ hình một ông tặng vé số cho một bà, kèm là câu Kiều “tân thời”: Trăm năm trong cõi người ta; biếu số kiến thiết mới là quý nhau!"Trăm năm trong cõi người ta, biếu số kiến thiết mới là quý nhau". Ảnh tư liệuCũng thời đó, khi tôi còn nhỏ, cứ mở radio là hay nghe giọng hát thật tếu của quái kiệt Trần Văn Trạch trong nền nhạc rộn ràng: Trong giấc mộng vàng, triệu phú đến nơi, năm mười đồng thôi, mua lấy xe nhà, giàu sang mấy hồi. Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, ấy là thiên chức, của người Việt Nam. Mua số mau lên, xổ số gần đến. Mua số mau lên, xổ số... gần... đến.“Năm mười đồng thôi” một tấm vé số là thời điểm năm 1952, khi quái kiệt Trần Văn Trạch sáng tác bài này. Còn đến năm 1975, mỗi vé là 50 đồng và giải thưởng độc đắc là 5 triệu đồng. Hồi đó, lương ba tôi là 50.000 đồng/tháng, đủ lo cho gia đình 8 người sống đầy đủ. Như vậy một giải độc đắc có thể sống khỏe khoảng 10 năm. ■ Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Nhìn vào nền kinh tế vé số Tiếp theo Tags: Xổ sốVé sốNuôi một giấc mơ
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Tổng Bí thư: Phát triển khoa học, công nghệ là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển THÀNH CHUNG 01/04/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển.
'Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông', Tây Ninh có sáp nhập Long An để nối đường ra biển? VIỄN SỰ 01/04/2025 Tây Ninh và Long An giáp ranh, có chung dòng sông Vàm Cỏ Đông chảy xuyên hai tỉnh. Theo tiêu chí sáp nhập, hai tỉnh này có nhiều yếu tố để 'về chung một nhà'.
Một công ty Việt Nam đặt kế hoạch sản xuất gần 5.500kg vàng giữa cơn sốt giá BÌNH KHÁNH 01/04/2025 Tổng công ty Khoáng sản TKV (KSV) là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). KSV đặt mục tiêu sản xuất gần 5,5 tấn vàng từ năm nay tới 2030.
Thụy Sĩ đóng băng thêm tài sản Nga LIÊN AN 01/04/2025 Tài sản Nga bị phong tỏa tại Thụy Sĩ đã lên tới 8,4 tỉ USD, một số bất động sản được giải tỏa do chủ sở hữu được rút khỏi danh sách trừng phạt.