TTCT - Làm phim về âm nhạc thật không dễ, và cũng lâu lắm rồi người yêu điện ảnh lẫn âm nhạc mới được theo dõi một bộ phim âm nhạc không chỉ nhiều kịch tính đến ngộp thở, mà còn được thưởng thức những tác phẩm jazz bậc thầy. Để hiểu thêm về thế giới của những người đã liều lĩnh chọn âm nhạc là sự nghiệp của đời mình. Một cảnh trong Whiplash. Ảnh:freehomedesign.netWhiplash mang về bảng điểm danh giá nhất của mình trong năm 2015: Oscar diễn viên phụ xuất sắc cho J.K.Simmons trong vai người thầy giáo khắc nghiệt, giải dựng phim hay nhất và giải hòa trộn âm thanh hay nhất.Những nghệ sĩ không lãng mạnChỉ nhiêu đó thôi chắc cũng đã thỏa lòng đạo diễn Damien Chazelle. Trong nhiều năm, sau khi viết kịch bản này ông chào mời các hãng để xin ngân sách làm phim nhưng đều bị từ chối. Hầu hết nhà sản xuất đều ngán vì làm phim nhựa đề tài âm nhạc rất “bạc bẽo”, khả năng lấy lại vốn không cao, đã vậy có thể bị chê bai, chỉ trích về chuyên môn âm nhạc rất nhiều.Damien bèn nghĩ ra một cách khác, ông chuyển thể kịch bản thành một phim ngắn, ngân sách cực thấp (23.000 USD) và gửi đi dự thi Liên hoan phim Sundance năm 2013. Phiên bản này đoạt giải đặc biệt của ban giám khảo.Dựa vào thành công này, Damien Chazelle mới thuyết phục được các nguồn đầu tư cho phim chính thức, dài 1 giờ 47 phút.Ở Việt Nam, lâu nay âm nhạc vẫn được nhiều người coi là một sự nghiệp dễ dàng trong học hành và hứa hẹn nhiều danh vọng béo bở. Có những bộ phim như Whiplash mới có thể giới thiệu được phần nào sự khắc nghiệt của môi trường nghệ thuật này.Máu và nước mắt là một điều có thật, thậm chí người chơi nhạc đôi khi phải trở thành một chiến binh có thần kinh thép. Chỉ để có đủ thời gian cho ban nhạc ở trường mà chàng trai Andrew (do Miles Teller thủ vai) đã phải đi đến quyết định chia tay bạn gái của mình (Nicole - do Melissa Benoist đóng), dành hết thời giờ và tâm trí cho vài bản nhạc.Rất nhiều khán giả bình luận về chi tiết này trong phim, cho rằng hình tượng Andrew đã mất đi vẻ lãng mạn của một nghệ sĩ, nhưng trong đời thật, trước khi có thể làm một nghệ sĩ thật sự, hầu như những ai bước vào con đường này đều phải trải qua sự đánh đổi khắc nghiệt.Ông thầy Fletcher (do J. K. Simmons thủ vai) làm căng bật màn ảnh đến mức người xem phải tức giận và run sợ. Sự tổn thương của một người chơi nhạc phải chịu đựng khi đối diện với ông, không khác gì một cuộc luyện tập trong quân đội.Nhưng mặt khác, sự xuất sắc và tinh tế trong khả năng rèn luyện của ông cho thấy âm nhạc đỉnh cao luôn có sự đào thải tàn nhẫn như vậy, cũng như vì sao nước Mỹ luôn là một cường quốc trong âm nhạc.Một tay chơi trống Việt Nam khi xem xong phim đã bàng hoàng nói rằng anh chơi nhạc đã mười mấy năm nhưng chưa bao giờ chạm đến một bài nào có tempo (nhịp độ) 330 như trong phim diễn ra một cách trần trụi, không kỹ xảo như vậy. Những lằn ranhNền âm nhạc Việt Nam với khuynh hướng chạy theo sân khấu thời trang pop-star nên phần lớn chỉ biết các ca sĩ, ban nhạc hát - nhảy... do đó Whiplash có thể không thu hút nhiều giới trẻ đương thời, và kỳ lạ trong mắt họ.Nhưng không gian đó nhắc rằng âm nhạc đỉnh cao không chỉ có hát và múa. Bất kỳ ai coi phim này cũng có thể giật mình và nhớ lại rằng nhiều năm nay, truyền hình trong cả nước không còn các ban nhạc trình diễn, cũng như môi trường âm nhạc cho các ban nhạc trẻ và ban nhạc hòa tấu đã hoàn toàn bị mất dần hay chết hẳn khi thời âm nhạc thương mại nhanh nhạy trở thành phương thức chính của sân khấu Việt.Để thấy làm một bộ phim âm nhạc tử tế có thể thu hút được người xem ở Việt Nam gần như là nhiệm vụ bất khả. Tràn ngập trên màn ảnh, người ta có thể tạo ra các cuộc đánh nhau, bắn giết hay cười đùa, nhưng khả năng kiến tạo hình ảnh một người chơi nhạc trong môi trường văn hóa, hiện nay gần như là bằng không.Trong phim có một phân đoạn thầy giáo Fletcher bị đuổi việc, gặp lại Andrew trong quán bar (anh cũng bị đuổi học). Ông thầy đã nói rằng ông chỉ muốn đưa học trò của mình đi qua cái giới hạn trong tâm trí mà họ tự đặt ra trong sợ hãi hoặc mông muội. “Đó là lằn ranh để phân biệt một nghệ sĩ lớn hay mãi mãi là một kẻ tầm thường”, ông Fletcher nói.Đoạn cuối phim là lúc người xem chứng kiến chàng trai trẻ chơi trống run rẩy đi qua lằn ranh của mình và thúc cả người thầy khắc nghiệt của mình cùng đi qua lằn ranh đó, trong những hình ảnh cuốn hút và căng thẳng đến mức lạnh cả tay chân.Whiplash ngừng đột ngột trong một trạng thái mà tất cả những ai đã quen chờ đợi những cái kết happy-end sẽ hụt hẫng, nhưng để lại một khoảng lặng trong suy nghĩ về lằn ranh đó trong cuộc đời của mình. Cú dằn nhức nhối của dàn nhạc Bigband đọng lại như một dấu hỏi.Và bất chợt, tôi lại nghĩ đến nền điện ảnh Việt Nam hôm nay đã tiện nghi và nhiều tiền của hơn trong sự nghèo nàn trí tuệ. Khi nào thì những người làm điện ảnh Việt Nam có thể bước qua lằn ranh của chính mình? Dù chỉ là phim, nhưng âm nhạc trong Whiplash diễn ra với một trình độ và sự chính xác đáng nể. Diễn viên Miles Teller dù chơi trống từ năm 15 tuổi nhưng khi nhận vai, anh đã phải tập một tuần ba ngày, mỗi lần bốn tiếng để có thể diễn thật hoàn hảo trước ống kính. Việc cầm dùi trống tập nhiều đến mức phồng tay và bật máu cũng là chi tiết có thật. Trong quá trình quay, nhật ký đoàn phim ghi lại rằng việc lặp đi lặp lại các đoạn chơi kỹ thuật cũng đã khiến diễn viên Miles Teller kiệt sức thật sự. Tags: Phim Whiplash
Báo Mỹ: Ông Trump được 178 phiếu đại cử tri, bà Harris 99 phiếu, đang so kè phiếu phổ thông TRẦN PHƯƠNG 06/11/2024 Theo cập nhật mới nhất của New York Times, bà Harris giành được 99 phiếu đại cử tri, trong khi ông Trump có 178 phiếu.
Trực tiếp: Số liệu 'đếm phiếu' bầu cử Tổng thống Mỹ 06/11/2024 Câu hỏi ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đang thường trực trong đầu không chỉ những người ở Mỹ mà còn nhiều nơi khác. Ai sẽ chiến thắng? Cùng Tuổi Trẻ Online xem trực tiếp: Số liệu 'đếm phiếu' bầu cử Tổng thống Mỹ.
Kiểm phiếu 7 bang chiến trường: Trump - Harris đang ngang nhau ở Pennsylvania THANH HIỀN 06/11/2024 Cập nhật đến 9h30 sáng 6-11 (giờ Việt Nam) của tờ New York Times, bang chiến trường Georgia hiện đang nghiêng về phía ông Trump, cả hai ngang nhau ở Pennsylvania.
Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM YẾN TRINH 06/11/2024 Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không.