09/01/2004 00:00 GMT+7

Vật thể sáng nhất và bí ẩn còn bỏ ngỏ

ANH QUÝ (Theo space.com)
ANH QUÝ (Theo space.com)

TTO - Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện một vật thể lớn gấp 150 lần và sáng gấp 40 triệu lần mặt trời của chúng ta, mang mã số LBV 1806-20, cách trái đất 45 ngàn năm ánh sáng. Điều bí ẩn là, theo các định luật vật lý thông thường, một vật có khối lượng lớn như thế không thể tồn tại được.

DmNRBtQt.jpgPhóng to
Mặt trời (chấm trắng) so với một phần của LBV 1806-20 (quả cầu xanh)
TTO - Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện một vật thể lớn gấp 150 lần và sáng gấp 40 triệu lần mặt trời của chúng ta, mang mã số LBV 1806-20, cách trái đất 45 ngàn năm ánh sáng. Điều bí ẩn là, theo các định luật vật lý thông thường, một vật có khối lượng lớn như thế không thể tồn tại được.

LBV 1806-20 đã được phát hiện từ rất lâu, nhưng nó chỉ là một chấm xanh trên màn ảnh của kính thiên văn cỡ lớn. Các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu nó trong thời gian gần đây và thực sự sửng sốt về khối lượng khổng lồ của nó.

Theo các lý thuyết vật lý thiên văn hiện tại, khi một vật thể có khối lượng vượt quá 120 lần mặt trời, năng lượng mà nó sản sinh ra sẽ phá huỷ bất kỳ khối lượng cộng thêm nào. Với sức nóng và áp suất khổng lồ bên trong, ngôi sao này sẽ thổi văng bất kỳ lượng vật chất nào mon men đến bề mặt của nó.

Giáo sư Stephen Eikenberry thuộc đại học Florida, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu LBV 1806-20 đã loại trừ khả năng đây là một ngôi sao. Nhưng ông cho biết, nếu LBV 1806-20 là một hệ sao đôi hay 3 sao thì vấn đề sẽ càng rắc rối vì các nhà thiên văn phải giải thích tại sao những ngôi sao to và nặng như thế lại có thể chung sống trong một khoảng cách gần như thế.

Giả thiết mà đội nghiên cứu đưa ra là LBV 1806-20 tồn tại trong một hệ sao cực hiếm, vừa có một sao neutron với từ trường cực mạnh, lại vừa có một ngôi sao lớn đang hình thành kế bên.

Theo giáo sư Eikenberry, sự hình thành LBV 1806-20 cũng rất hiếm trong vũ trụ, khi các sóng mang năng lượng cao từ một vụ nổ sao va chạm với một ngôi sao mới hình thành. Nguồn năng lượng từ bên ngoài này đủ lớn để gom vào ngôi sao một lượng vật chất đáng kể mà không bị năng lượng bên trong ngôi sao đẩy ra. Quá trình này kéo dài khoảng 100 ngàn năm.

Dù to và sáng như thế, LBV 1806-20 lại hoàn toàn vô hình trước mắt chúng ta vì khoảng cách quá xa của nó. 90% lượng ánhs áng của LBV 1806-20 đã bị hấp thu khi đến được trái đất. các nhà thiên văn phải dùng đến một kính viễn vọng có đường kính 4m đặt tại Chile để quan sát LBV 1806-20.

Theo giáo sư Eikenberry, những ngôi sao to và sáng như LBV 1806-20 có vòng đời rất ngắn, chỉ vào khoảng 2 triệu năm (mặt trời của chúng ta đã 4,5 tỉ tuổi). Cái chết của chúng cũng rất dữ dội với vô số đợt phun trào tia gamma mang năng lượng cao.

ANH QUÝ (Theo space.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên