|
Lễ rước nước với sự tham gia của hàng trăm thiếu nữ và cụ ông cụ bà kéo dài hàng trăm mét từ bến sông về lăng Bà - Ảnh: Hoàng Duy |
Năm nay, ngoài phần lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống gồm lễ bài trí, lễ rước sắc, lễ rước nước, lễ đại tế, phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động như hô hát bài chòi, hát tuồng, hội thi nhà nông đua tài và các môn đua thuyền, bóng chuyền, cờ tướng...
Điểm đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên, địa phương đã huy động nguồn xã hội hóa cùng ngân sách địa phương gần 2 tỷ đồng để tu sửa, nâng cấp lăng Bà, tạo thêm không khí trang nghiêm cho nơi hành lễ.
Đông đảo người dân trong làng và những người con xa quê náo nức trở về hành lễ thể hiện sự thành kính, ngưỡng vọng và cầu mong Bà Thu Bồn mang lại cho họ nhiều tài lộc, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống cũng như mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hơn năm trước.
|
Đoàn rước rồng rắn bắt đầu từ lăng Bà ra bến sông rước nước từ thượng nguồn về cúng Bà - Ảnh: Hoàng Duy |
|
Những thôn nữ rước kiệu nước về lăng Bà - Ảnh: Hoàng Duy |
|
5 kiệu với 5 trinh nữ được chọn để hộ tống lễ rước nước - Ảnh: Hoàng Duy
|
|
Bình nước tượng trưng đã được rước về lăng - Ảnh: Hoàng Duy |
|
Đông đảo người dân và du khách dự hội - Ảnh: Hoàng Duy |
Theo các bô lão ở làng Thu Bồn Đông, Bà Thu Bồn là công chúa vua Mây. Khi kinh thành bị bao vây, nhà vua và công chúa chạy lánh nạn, bà bị ngã ngựa chết, xác trôi trên sông, dân làng thương xót đưa bà lên bờ chôn cất. Năm đó, dân làng Thu Bồn bị dịch đậu mùa, Bà Thu Bồn đã linh ứng cứu giúp dân lành thoát khỏi đại dịch.
Nhưng đó chỉ là một trong nhiều truyền thuyết về bà Thu Bồn. Tuy có nhiều truyền thuyết về Bà, nhưng tất cả đều nhằm khắc vẻ đẹp của người phụ nữ đa tài, đức độ, là người mẹ của quê hương, là biểu tượng của khát vọng đất nước thái bình và luôn phò hộ độ trì cho dân làng khỏe mạnh, làm ăn tấn tới.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận