Bản Lụa, Lai Châu (1962) - tranh bột màu của họa sĩ Văn Giáo |
Họa sĩ Văn Giáo được biết đến là một tác giả dành trọn cả đời cho đề tài Bác Hồ với tiêu chí “Giống cho đời nay và đẹp cho đời sau”.
Để có được những bức tranh ấy, ông đã trực tiếp đến sống và vẽ những nơi Bác từng sống, làm việc như quê hương xứ Nghệ, Pác Bó, Cao Bằng.
Triển lãm lần này mang đến cho công chúng những bức họa theo ông trên khắp nẻo đường từ Bắc tới Nam.
Văn Giáo là một họa sĩ sớm thành công về thể loại tranh phong cảnh quê hương, có nhiều tác phẩm đẹp nhờ biết xử lý ánh sáng tinh tế. Chất liệu mà họa sĩ Văn Giáo xử lý nhuần nhuyễn nhất chính là bột màu. Tranh bột màu của ông không chỉ là sở trường mà đã trở thành một thương hiệu mang tên Văn Giáo.
Theo nhà phê bình, nhà giáo Lê Quốc Bảo, họa sĩ Văn Giáo để lại cho đời một gia tài nghệ thuật với những đóng góp trên ba phương diện: một đề tài lớn về Bác Hồ, một thể loại tranh phong cảnh quê hương, một chất liệu bột màu.
“Xem các tác phẩm, chúng ta dễ nhận ra dấu chân Văn Giáo in trên khắp nẻo đường theo chiều dài của đất nước từ Bắc tới Nam. Đây chính là hiệu quả một phong cách sáng tác của ông: Đi - vẽ - triển lãm, đã đưa tác giả, tác phẩm kịp thời đi vào đời sống.
Ở ông đã định hình, định vị một phong cách hiện thực tâm trạng giàu phẩm chất cách mạng và trữ tình” - nhà phê bình Lê Quốc Bảo cảm nhận.
Còn nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Thị Hải Yến cho rằng:
“Tác phẩm đề tài sản xuất - chiến đấu của họa sĩ Văn Giáo như một tổng phổ trong dàn nhạc, mạnh mẽ hùng tráng, đôi khi nhẹ nhàng sâu lắng. Từ cái nhìn hồn nhiên chân thực trong mọi hoàn cảnh, tác phẩm của ông luôn cất tiếng hào sảng về tình yêu Tổ quốc”.
Triển lãm diễn ra đến ngày 14-10.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận