11/07/2022 11:20 GMT+7

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An

KIM KIM - Ảnh: TRẦN HỒNG NGỌC
KIM KIM - Ảnh: TRẦN HỒNG NGỌC

TTO - "Con đường tơ lụa - Vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An" là cuốn sách thú vị về hành trình đi ngược chiều từ thủ đô Islamabad (Pakistan) tới điểm đầu tiên của Con đường tơ lụa là Tây An (Trung Quốc).

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 1.

Cuốn sách "Con đường tơ lụa - Vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An" của tác giả Trần Hồng Ngọc mới được ra mắt vào đầu tháng 7-2022

Mùa thu năm 2018, tác giả Trần Hồng Ngọc và nhóm gồm 11 thành viên đã có cơ hội thực hiện ước mơ này, bằng chuyến đi khám phá những địa danh vang bóng một thời trên Con đường tơ lụa cổ đại.

Cuốn sách Con đường tơ lụa - Vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An của chị ghi lại chuyến đi dài 18 ngày, với đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc của tác giả. Đó là hành trình từ Islamabad (Pakistan), bon bon trên  (trên rặng Kashmir) tới , băng qua cửa khẩu cao nhất thế giới tới Tân Cương, rong ruổi tới những địa danh một thời huy hoàng Kashgar, Khâu Từ, Turpan, Đôn Hoàng, xuôi xuống Cam Túc với Trương Dịch, và tới điểm đầu tiên của Con đường tơ lụa là Tây An.

Tác giả đã ghi lại những cảm xúc chân thực, từ khi bị giữ lại ở sân bay Tân Sơn Nhất vì chỉ có vé một chiều sang Pakistan, đến lúc bị nhốt vào phòng riêng ở cửa khẩu Tashkurgan khi mới bước chân vào Tân Cương. Và cảm giác xúc động khi được đặt chân tới những địa danh mơ ước, choáng ngợp khi đứng trước những công trình tồn tại với thời gian. Từ lúc cười nói vui vẻ và cả những lúc mệt mỏi, ngán ngẩm. Tất cả đã tạo nên chuyến đi đáng nhớ và đầy ý nghĩa.

Họ đã có 18 ngày không thể nào quên, do hành trình mà tác giả và nhóm chọn là tự túc, và do bắt đầu từ Pakistan, rồi mới đi đường bộ qua Tân Cương nên gặp khá nhiều khó khăn. Khi nhập cảnh vào Tân Cương, Trung Quốc sau khi vượt qua đèo Khunjerab, đoàn của chị đã lạc mất nhau trong hai ngày. 

Nhưng tất cả những khó khăn, thử thách ấy đều hoàn toàn xứng đáng khi cả nhóm được đặt chân tới những địa danh lẫy lừng như Kashgar, Đôn Hoàng, Tây An, Trương Dịch, Turpan, Khâu Từ…

Tác giả Trần Hồng Ngọc (TP.HCM) đã đi qua 40 quốc gia như Mỹ, Iceland, Na Uy, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ai Cập, Jordan, Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc…, khám phá nhiều phong cảnh từ núi non ngút ngàn, thảo nguyên bao la tới thành phố sôi động, hiện đại.

Chị cho biết chị thích nhất là tìm hiểu về những di sản kiến trúc đỉnh cao mà lịch sử đã để lại từ hàng ngàn năm nay. Giữa vô vàn những minh chứng của quá khứ, chị đặc biệt ấn tượng và háo hức với Con đường tơ lụa.

Con đường tơ lụa - tuyến đường thương mại cổ xưa nhất lịch sử loài người - là một trong những tuyến giao thương quan trọng và vĩ đại của nhân loại trong suốt hơn 1.500 năm lịch sử. Đây cũng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tôn giáo, sản sinh ra những câu chuyện huyền thoại… Đặt chân tới những địa danh trên Con đường tơ lụa có lẽ là mơ ước của nhiều trái tim yêu du lịch, ưa khám phá.

Tác giả hy vọng, bất cứ ai khi đọc cuốn sách Con đường tơ lụa - Vạn dặm xa từ Pakistan tới Tây An cũng sẽ cảm nhận được những vui buồn của chuyến đi, sẽ cùng chị rong ruổi tới những vùng đất xa xôi của con đường giao thương vĩ đại này. Và hy vọng một ngày nào đó, các bạn cũng sẽ đặt chân lên những địa danh một thời lừng lẫy của lịch sử nhân loại, chạm tay vào các phế tích và lắng nghe hơi thở từ xa xưa vọng về.

Một vài địa danh ấn tượng trên con đường huyền thoại này được tác giả chụp lại:

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 3.

Thung lũng Hunza - nơi được mệnh danh là thiên đường của Pakistan

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 4.

Karimabad (Pakistan) đẹp như một bức tranh

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 5.

Hopper Valley (Pakistan) tựa như chốn thiên đường

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 6.

Hồ Karakul trên cao tốc Karakoram, đằng sau là dãy núi Muztagh

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 7.

Lăng Afāq Khoja - kiến trúc tiêu biểu của đạo Hồi tại Kashgar (thuộc Tân Cương, Trung Quốc)

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 8.

Tháp Emin Minaret ở thành phố Turpan, Tân Cương, Trung Quốc

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 9.

Thiên Phật động Kizil và tượng Cưu Ma La Thập. Kizil là quần thể chùa hang đá được xây dựng sớm nhất ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 3 - 4 theo kiểu kiến trúc hang đá trên vách núi, bên trong có rất nhiều bức bích họa. Kizil gắn liền với tên tuổi của đại sư Cưu Ma La Thập - người đã có công rất lớn truyền bá đạo Phật vào Trung Quốc, và dịch một số lượng khổng lồ kinh Phật tiếng Phạn sang tiếng Hán. Độ nổi tiếng của ngài chỉ đứng sau Đường Tam Tạng

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 10.

Chùa Mã Đề - ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng độc đáo được khoét sâu vào trong lòng núi đá. Chùa thuộc địa phận thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Nơi đây cũng chính là Cam Châu trong thời kỳ Con đường tơ lụa cổ đại

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 11.

Có thể nói mọi nhánh của Con đường tơ lụa từ Tây An tới Trung Á hay từ phương Tây vào Trung Quốc đều đi qua Đôn Hoàng. Đôn Hoàng đã trở thành điểm giao thoa tôn giáo, thành kho lưu trữ trao đổi văn hóa nghệ thuật, văn học của Trung Quốc, Trung Á và phương Tây. Cuộc gặp gỡ sôi động của các nền văn hóa này đã tạo ra vô số những báu vật về nghệ thuật ở nhiều điểm khác nhau dọc theo Con đường tơ lụa, đặc biệt ở hang Mạc Cao. Hang Mạc Cao - di sản văn hóa thế giới, nơi lưu giữ 45.000m² bích họa và 2.415 pho tượng

Vạn dặm xa trên Con đường tơ lụa từ Pakistan tới Tây An - Ảnh 12.

Giữa sa mạc khô cằn ở Đôn Hoàng còn có một ốc đảo Nguyệt Nha Tuyền xanh tươi và hồ nước ngọt hình trăng lưỡi liềm chưa bao giờ cạn gần 2.000 năm nay

Lưu ý đối với hành trình từ Pakistan tới Tây An:

- Từ Pakistan cho tới Tân Cương, trên đường đi sẽ có rất nhiều chốt kiểm soát, bạn sẽ phải dừng lại để đăng ký, để cảnh sát kiểm tra. Vì vậy, hãy luôn mang theo hộ chiếu, một vài bản copy hộ chiếu và visa bên người.

- Người dân Pakistan rất hiếu khách và thân thiện, tuy nhiên ở một số vùng phụ nữ và trẻ em không muốn bị chụp ảnh. Trước khi chụp ảnh, bạn hãy hỏi họ trước.

- Khu vực Tân Cương chỉ có một vài khách sạn dành cho khách du lịch quốc tế, vì vậy khi bạn đặt phòng nghỉ phải lưu ý vấn đề này. Nếu bạn không biết tiếng Trung, hãy cố gắng đặt các khách sạn 4 - 5 sao hoặc những nhà nghỉ có nhân viên nói được tiếng Anh để giao tiếp thuận lợi.

- Pakistan và Tân Cương là nơi đa số người dân theo Hồi giáo. Bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo.

Huyền thoại mùa thu ở Hunza - miền Bắc Pakistan Huyền thoại mùa thu ở Hunza - miền Bắc Pakistan

TTO - Nếu chỉ cần một câu nói ngắn gọn mô tả về mùa thu ở Hunza Valley thì đó chính là: Thiên đường nằm ở miền Bắc Pakistan.

KIM KIM - Ảnh: TRẦN HỒNG NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên