Phóng to |
Kiểm soát tốt việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện, bệnh nhân BHYT sẽ được hưởng lợi nhờ giá thuốc giảm mạnh. Trong ảnh: cấp phát thuốc BHYT tại một bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D. |
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Minh Thảo - phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN, sau hơn một năm thực hiện đấu thầu mua thuốc tại các bệnh viện công lập theo thông tư liên tịch 01 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, giá thuốc trúng thầu vào bệnh viện đã được kiểm soát khá tốt.
"Giá thuốc giảm sâu như hiện nay là do trước đó có vấn đề. Người ta không ăn vào thịt người ta đâu. Vấn đề là bây giờ giá thuốc được bảo hiểm xã hội giám sát nên giảm mạnh" Ông Vũ Xuân Hiển |
Giá thuốc giảm mạnh
Theo ông Thảo, năm 2013 quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đã chi trả 42.000 tỉ đồng cho người bệnh BHYT, trong đó tiền thuốc chiếm khoảng 25.000 tỉ đồng. Với sự giám sát tích cực của cơ quan bảo hiểm xã hội, chi phí sử dụng thuốc ở các bệnh viện đã giảm mạnh (khoảng 1.700 tỉ đồng) trong năm qua, nhưng không giảm chất lượng thuốc điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, theo ông Thảo, hiện nay mảng dược lâm sàng ở đa số bệnh viện gần như bỏ trống nên các bác sĩ được tự do chỉ định thuốc cho người bệnh mà chưa có sự giám sát của bộ phận dược lâm sàng bệnh viện. Ông Thảo khẳng định ở các bệnh viện địa phương thực hiện tốt thông tư 01, giá thuốc đã giảm mạnh.
Còn ông Vũ Xuân Hiển cho rằng đấu thầu mua thuốc theo thông tư 01 đã tạo được sự công khai, minh bạch, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, giúp lựa chọn được thuốc chất lượng với giá cả hợp lý. Cụ thể, giá nhiều loại thuốc đã giảm theo chiều hướng tích cực hơn, hạn chế được hiện tượng chênh lệch giá bất hợp lý giữa các cơ sở y tế; giá thuốc của cùng một thuốc theo tên thương mại, đường dùng, dạng bào chế, hàm lượng, hãng sản xuất, nước sản xuất đa số giảm so với trước và khoảng cách giá giữa các bệnh viện cũng hẹp hơn trước... Thống kê kết quả thuốc trúng thầu theo thông tư 01 cho thấy số lượng thuốc giá giảm nhiều hơn số lượng thuốc giá tăng so với trước...
“Có lợi ích nhóm”
Theo ông Vũ Xuân Hiển, thông tư 01 có hiệu lực vào ngày 1-6-2012 nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Có một số địa phương cố tình kéo dài việc chậm thực hiện thông tư 01 chứ không phải không làm được. “Nói thật trong nội bộ mình là có lợi ích nhóm... Trong khi chưa thực hiện thông tư 01 thì giá thuốc theo thông tư 10 cao hơn rất nhiều. Có nhiều thuốc cao hơn 20-30%, thậm chí cao hơn 100-150%. Như vậy đương nhiên khoản chênh lệch đó chủ đầu tư và nhà thầu được hưởng. Nếu làm nhanh thông tư 01 thì giá thuốc giảm xuống, ngân sách được lợi, người dân được lợi, quỹ BHYT không phải trả khoản tiền chi phí lớn nhưng họ cứ dùng dằng kéo dài” - ông Hiển khẳng định.
Ông Hiển còn cho biết quá trình đấu thầu mua thuốc tại một số địa phương có một số bệnh viện phối hợp chưa tốt, thậm chí không hợp tác với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện đấu thầu mua thuốc theo đúng quy định. Về chính sách đấu thầu mua thuốc theo thông tư 01, ông Hiển cho rằng cũng bộc lộ những bất cập, chưa phù hợp như việc phân chia nhóm đối với gói thầu thuốc generic; Bộ Y tế chậm ban hành danh mục thuốc biệt dược gốc, danh mục thuốc tương đương sinh học, tương đương điều trị... gây khó khăn cho các đơn vị khi đấu thầu mua thuốc.
Đáng lưu ý, một số cơ sở y tế chậm đấu thầu mua thuốc theo thông tư 01, vẫn sử dụng kết quả đấu thầu thuốc cũ theo thông tư 10 (đã hết hiệu lực) để mua thuốc, trong khi hầu hết giá thuốc trúng thầu theo thông tư 10 cao hơn nhiều so với giá thuốc trúng thầu theo thông tư 01. Điều này khiến quỹ BHYT phải thanh toán chi phí thuốc BHYT tăng hơn nhiều so với những địa phương đã đấu thầu theo thông tư 01. Đặc biệt, khi thực hiện thông tư 01, một số bệnh viện lại lựa chọn thuốc có hàm lượng “lạ”, ít nhà thầu sản xuất... để đưa vào kế hoạch đấu thầu, dẫn đến việc đấu thầu thuốc đó không đảm bảo tính cạnh tranh, giá trúng thầu cao bất hợp lý so với thuốc cùng loại đã trúng thầu và được sử dụng tại một số cơ sở y tế. Một số bệnh viện xây dựng hồ sơ mời thầu có một số tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật có lợi cho một vài nhà thầu đã làm hạn chế các nhà thầu tham gia, không còn cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng đảm bảo, chi phí hợp lý nhất. Chưa khắc phục được hiện tượng chênh lệch giá thuốc giữa các cơ sở y tế ở những địa phương khác nhau, hoặc giữa các bệnh viện trên cùng địa bàn...
Theo ông Hiển, có những địa phương thực hiện thông tư 01 đã phối hợp tốt với cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng một số địa phương thực hiện chưa tốt. “Ở Thái Bình, khi đấu thầu thì có số lượng nhưng kết quả thầu công bố không có số lượng nên không kiểm soát được số lượng thuốc sử dụng, dẫn tới thuốc đắt dùng nhiều, thuốc rẻ người ta chẳng chịu dùng. Lại phải đấu thầu lại vì trái thông tư 01” - ông Hiển phân tích, và nói còn nhiều bệnh viện đấu thầu không đúng quy định, bảo hiểm xã hội phải can thiệp, thực hiện đấu thầu lại.
Theo ông Vũ Xuân Hiển, hầu hết công ty cổ phần dược địa phương trúng thầu thuốc với một lượng hàng hóa rất lớn nhưng cơ cấu thuốc của công ty này trúng thầu chiếm tỉ lệ không đáng kể mà toàn ở các nơi khác gửi. Công ty cổ phần dược ở giữa này tiếp tục làm công việc cộng thêm vào giá 10-12% và cung ứng cho bệnh viện nên đương nhiên là giá cao. Ông Hiển cho rằng nếu mở cho nhà thầu khác tham gia và trúng thầu, giá thuốc sẽ rẻ hơn 10-12%, nhưng trong hồ sơ mời thầu chủ đầu tư cài thêm tiêu chí: “Công ty dược địa phương, công ty đã nhiều năm cung ứng cho chủ đầu tư...” dẫn đến không đảm bảo sự cạnh tranh minh bạch, khiến giá thuốc cao thêm. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận