Tiêm ngừa là cách hữu hiệu giúp trẻ phòng bệnh, nhất là ở những năm tháng đầu đời - Ảnh minh họa: H.Khoa |
Tuy nhiên mỗi ngày có hàng chục cha mẹ gọi đến văn phòng đại diện Bệnh viện Singapore tại Việt Nam để hỏi về dịch vụ này và hẹn lịch đưa con đi tiêm.
Đi nước ngoài tiêm văcxin
Theo thông tin từ văn phòng trên, chi phí bác sĩ cho mỗi mũi tiêm 5 trong 1 dịch vụ là 150 đôla Singapore (khoảng 2,5 triệu đồng), tiền văcxin 88-123 đôla Singapore (1,5-2,1 triệu đồng), trong khi giá niêm yết văcxin này ở Việt Nam chỉ khoảng 750.000 đồng.
Nhưng trong cả năm 2015, lượng văcxin 5 trong 1 dịch vụ được nhập khẩu về Việt Nam chỉ bằng 15% số đặt hàng, dẫn đến khan hiếm nghiêm trọng và đợt hàng cuối trong năm có thể bị lùi đến tháng 11 mới được nhập về, thay vì tháng 10 như dự định trước đây.
Bà Đặng Hồng Thúy, giám đốc Công ty Hồng Thúy, nhà nhập khẩu văcxin 5 trong 1 ở khu vực phía Bắc, cho biết dự kiến phải cuối năm 2016 áp lực văcxin dịch vụ mới giảm, bởi cùng lúc sẽ có cả văcxin 5 trong 1 v à 6 trong 1.
Do thay đổi nhà máy sản xuất, văcxin 6 trong 1 - loại từng sử dụng tại Việt Nam nhiều năm qua - đứt hàng, loại 6 trong 1 sản xuất tại Pháp vẫn đang thử nghiệm lâm sàng tại Thái Bình, không có liều 6 trong 1 nào được nhập khẩu về, trong khi 5 trong 1 về nhỏ giọt, người dân cực kỳ bối rối khi muốn lựa chọn văcxin và đến nay khi khan hiếm văcxin dịch vụ lên đến đỉnh điểm, nhiều người đã phải ra nước ngoài tiêm cho con.
Trong khi đó bà Dương Thị Hồng, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho hay hiện mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 5,5 triệu liều văcxin 5 trong 1 Quinvaxem. Dự kiến năm 2016, tiêm chủng quốc gia sẽ quản lý cả mảng tiêm chủng dịch vụ.
Bà Hồng mong muốn lúc đó chương trình sẽ đặt hàng để đảm bảo các hãng có thể cung cấp đủ mỗi năm tối thiểu 500.000 liều văcxin dịch vụ cho người dân lựa chọn.
Theo bà Hồng, giá mua văcxin có thể đàm phán giảm xuống thấp hơn so với hiện nay, trong đó việc cung cấp văcxin vẫn do các đại lý và nhà cung cấp thực hiện, nhưng mức độ cam kết cao hơn và nhà sản xuất sẽ dành văcxin như với Singapore hiện nay.
Sớm mở rộng dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại bệnh viện
Đơn đặt hàng văcxin dịch vụ số lượng lớn hay thay thế nguồn văcxin 5 trong 1 trong tiêm chủng mở rộng bằng văcxin thế hệ mới hơn ít nhất phải cuối năm 2016 mới có thể triển khai, còn trước mắt tiêm chủng diện rộng vẫn sử dụng văcxin 5 trong 1 hiện có là Quinvaxem.
Trước lo lắng của các bậc cha mẹ về các ca tử vong sau tiêm Quinvaxem gần đây, nhiều ý kiến đề nghị Bộ Y tế sớm có biện pháp giải quyết.
Trong tình huống chưa yên tâm với văcxin 5 trong 1 Quinvaxem, các bậc phụ huynh - đặc biệt là các gia đình có con bị bệnh bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân - nên đưa con đến điểm tiêm chủng ở các bệnh viện lớn và cơ sở tiêm dịch vụ để được khám sàng lọc và can thiệp sớm nếu có phản ứng sau tiêm.
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dự kiến sẽ sớm mở rộng các điểm tiêm tại một số bệnh viện, đặc biệt là tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
Nếu Bộ Y tế quyết tâm và có thêm các biện pháp tích cực như đưa bác sĩ ở bệnh viện về trực tại trạm y tế trong ngày tiêm chủng, sẵn sàng cấp cứu nếu có tai biến, người dân sẽ an tâm hơn khi đưa con đi tiêm chủng.
Cái chết của bé Trường: “nghĩ nhiều đến sốc phản vệ” Ngày 22-10, hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Nghệ An, với sự tham gia của chuyên gia Bệnh viện Nhi T.Ư, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã có cuộc họp tìm nguyên nhân ca tử vong của bé Lô Tuấn Trường ở Quế Phong, Nghệ An hôm 20-10 sau khi tiêm văcxin Quinvaxem (Tuổi Trẻ ngày 22-10 đã đưa tin). Theo kết luận của hội đồng, quy trình tiêm chủng, bảo quản văcxin sử dụng cho bé Trường đều đúng quy trình, nguyên nhân tử vong “nghĩ nhiều đến sốc phản vệ sau tiêm”. Khoảng 3.600 liều văcxin Quinvaxem cùng lô sử dụng cho bé Trường đã bị tạm ngưng sử dụng để kiểm nghiệm lại. L.ANH - D.HÒA |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận