Phóng to |
Bạn đọc Nguyễn Mậu Dao chạy bốn phường vẫn không sao y được giấy tờ nhà - Ảnh: Gia Tiến |
Giải thưởng "Làm báo cùng Tuổi Trẻ" tháng 12-2012 đã được trân trọng trao đến ba bạn đọc này, cùng với hai tác giả có sản phẩm báo chí thu hút được nhiều sự phản hồi của bạn đọc.
Sao y: sao khó quá!
Tuổi Trẻ ngày 14-12-2012 có bài viết của một người trong cuộc:. Nhiều bạn đọc phản hồi bài viết này đã bày tỏ sự ngạc nhiên: sao việc đi chứng thực sao y bản chính giấy tờ nhà lại vất vả như vậy?
"Tôi nghĩ chỉ đi chứng thực sao y bản chính giấy tờ nhà thì ở phường nào cũng được, đâu ngờ phải mất cả buổi chiều chạy vạy đến nhiều nơi" - người trong cuộc Nguyễn Mậu Dao (TP.HCM) chia sẻ. Anh Dao giãi bày: "Tôi có căn nhà ở Q.Tân Bình, nhưng do đang tạm trú ở Q.2 nên nghĩ là đến các UBND phường của Q.2 để chứng cho tiện đi lại. Là người dân, tôi hiểu có lúc cán bộ đi họp không có mặt ở phường cũng là chuyện thường. Thế nhưng chạy đến tận phường thứ tư, tức P.An Khánh, thì có lãnh đạo trực nhưng tôi vẫn bị từ chối sao y vì cho rằng giấy tờ căn nhà này không thuộc địa bàn. Tôi thấy vô lý quá, có phải xin xác nhận hiện trạng này nọ gì đâu mà phải về đúng địa phương?".
Bức xúc, anh Dao viết lại câu chuyện "chạy bốn phường..." gửi đến báo Tuổi Trẻ. Anh cũng điện thoại đến đường dây nóng để nhờ báo lên tiếng làm rõ sự việc, tránh cho người dân khỏi cảnh bị hành như kiểu chứng một tờ giấy đơn giản mà phải mất cả buổi chiều chạy vạy khắp nơi.
Công bằng cho em học trò nhỏ
Tình cờ nhìn thấy mấy tài xế lái xe bồn chở xăng trong kho trên đường Bạch Ðằng, P.2, Q.Tân Bình rút bớt xăng rồi giao cho vài người khác, anh N.V.T. (TP.HCM) nghĩ ở đây có chuyện mờ ám nên để ý theo dõi. Anh thấy sự việc xảy ra thường xuyên, những người lấy xăng từ tài xế xe bồn đã chở xăng sang khu vực đường Hồng Hà gần đó để giao cho những người khác. Nghi ngờ đây là đường dây ăn cắp xăng quy mô lớn, anh T. đã điện thoại cung cấp thông tin cho Tuổi Trẻ.
"Thời gian qua đọc báo tôi thấy có nhiều vụ cháy xe quá nên biết đâu đây cũng là một nguyên nhân. Tôi là bạn đọc thường xuyên của báo Tuổi Trẻ, thấy báo hay có những bài điều tra phản ánh cái xấu nên nghĩ báo sẽ vào cuộc ngay khi được cung cấp thông tin này", anh T. cho biết. Từ thông tin của anh T., nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ theo dõi, điều tra nhiều ngày. Kết quả là những thủ đoạn rút ruột xăng máy bay đã bị vạch trần trong bài (Tuổi Trẻ ngày 31-12-2012).
Cũng như anh T., bạn đọc N.Q.A. (TP.HCM) đã gọi đến Tuổi Trẻ với mong muốn báo giúp tìm lại sự công bằng cho một em học sinh đáng thương học lớp 2 ở một trường tiểu học huyện Củ Chi. Em học sinh này có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, ba mẹ ly hôn, bỏ lại em và anh trai lớp 5 cho bà ngoại già yếu nuôi lay lắt qua ngày. Vì cô giáo của em bị mất 1 triệu đồng và nghi em lấy mà em đã bị giao cho công an điều tra. Thực tế sau đó số tiền 1 triệu đồng của cô giáo không bị mất, nhưng sự việc này được ém nhẹm đi.
"Tôi nghĩ đây là sự việc không thể chấp nhận được. Em học sinh đáng thương cần được bảo vệ và trả lại công bằng. Ðồng thời báo chí phải lên tiếng để tránh những điều đau lòng như thế tiếp tục xảy ra..." - bạn đọc N.Q.A. bộc bạch. Từ thông tin ban đầu này, phóng viên Tuổi Trẻ tiếp tục lần dò hỏi thăm rất nhiều người trên địa bàn mới tìm ra manh mối em học sinh bị công an điều tra. Cuối cùng, bài viết "" đã xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ ngày 25-12-2012, khiến dư luận bức xúc trước cách hành xử phi sư phạm với học sinh trong vụ việc này. Và công bằng đã đến với em học sinh nhỏ bé khi nhà trường tổ chức buổi xin lỗi em và gia đình.
Điểm chung của hai tác giả nhận giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” đợt này là cùng thể hiện lòng trắc ẩn với người già trong tác phẩm báo chí của mình. Sinh viên Trịnh Văn Quân (tác giả Minh Quân - Trường đại học KHXH&NV TP.HCM) trong ống kính bạn đọc “Văn minh xe buýt đâu rồi?” (Tuổi Trẻ ngày 10-12-2012) đã trăn trở với việc một cụ già đã không được nhường ghế trên xe buýt. Quân kể: “Trên chuyến xe buýt đó hầu hết là sinh viên. Vậy mà cụ ông phải ngồi lên mấy thùng nhựa tạm bợ trên xe gần 1 giờ mà không bạn trẻ nào đứng lên nhường ghế cho cụ. Tôi đã nhường ghế cho một phụ nữ mang thai trước đó nên không biết giúp cụ thế nào. Tôi buồn quá, sao các bạn lại lạnh lùng và vô ý thức như thế! Các bạn có nghĩ sau này mình cũng già và cần được giúp đỡ như cụ ông đó hay không?”. Quân đã chụp lại hình ảnh và gửi thông tin đến báo với hi vọng qua báo, nhiều bạn trẻ sẽ biết đến sự việc này mà suy nghĩ để thay đổi cách sống vô cảm. Tác giả Nguyễn Thành Giang, một người làm báo tự do ở Quảng Nam, đã lay động lòng trắc ẩn của nhiều bạn đọc với bài viết “”. Nhiều người đã gửi tiền giúp đỡ cụ Nguyễn Lượm - cụ già neo đơn vừa mù lại gần như điếc - trong bài viết. Giang tâm sự: “Khi gặp ông cụ, tôi nghĩ đến báo Tuổi Trẻ. Tôi cố gắng viết đúng sự thật và thầm cầu mong bạn đọc gần xa chia sẻ với cụ già bất hạnh này. Và may mắn là điều đó đã đến...”. B.ÂN - TẤN VŨ |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận